Blogroll

Chúng ta cùng tìm hiểu một chút về CRM để hiểu và thực hiện lập kế hoạch chuẩn xác hiệu quả hơn


Định nghĩa CRM
CRM (Customer Relationship Management - Quản lý quan hệ khách hàng) là một phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, số điện thoại, địa chỉ, email… nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông tin của khách hàng sẽ được cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành danh sách khách hàng tiềm năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.


Tại sao nên dùng CRM
Vì chi phí kiếm khách hàng mới nhiều hơn gấp 6 lần so với duy trì khách hàng cũ,
Trong khi đó, 20% khách hàng cũ đem lại 80% lợi nhuận cho công ty,
Một khách hàng không thỏa mãn sẽ chia sẻ sự khó chịu của họ cho từ 8-10 người khác.
Và kể cả nếu khách hàng không hài lòng nhưng nếu bạn quản lý, chăm sóc tốt và giải quyết tốt khiếu nại thì khách hàng vẫn tín nhiệm bạn! Một con số thống kê cho thấy 70% khách hàng có khiếu nại sẽ vẫn trung thành với công ty nếu khiếu nại của họ được giải quyết thỏa đáng.


CRM tại sao trở thành mối quan tâm của doanh nghiệp
CRM có thể hiểu là một phần mềm quản lý quan hệ khách hàng, một chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp cần sử dụng để giảm chi phí và tăng lợi nhuận bằng cách củng cố sự hài lòng của khách hàng, lòng trung thành. Sự thật là CRM tập hợp thông tin từ tất cả các nguồn dữ liệu trong một tổ chức (và có khi thích hợp từ bên ngoài tổ chức) để cung cấp cho các nhà quản trị một cái nhìn mới mẻ và định hướng mới dựa trên các dữ liệu phân tích. Điều này cho phép khách hàng phải đối mặt với nhân viên trong các lĩnh vực như bán hàng, hỗ trợ khách hàng và tiếp thị để đưa ra quyết định nhanh chóng và được thông báo về tất cả mọi thứ từ mô hình “Cross-selling and upselling” cơ hội để nhắm mục tiêu chiến lược tiếp thị mục đích tạo chiến thuật định vị cạnh tranh.

CRM có liên quan mật thiết tới các đối tượng sau
Khách hàng: là đối tượng sử dụng hàng hóa nói chung và có khả năng lựa chọn sản phẩm tiêu thụ cho chính mình đồng thời chọn các nhà cung cấp khác nhau.

Mối quan hệ trong kinh doanh: là các hoạt động của công ty với đối tác hay khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch qua lại .Thông qua cá quá trình tương tác giúp bên bán hiểu các yêu cầu của khách hàng, đánh giá được khách hàng tiềm năng. Giúp gia tăng cơ hội trao đổi bán hàng từ đó hình thành mối quan hệ kinh doanh bền chặt hơn.

Nhà quản lý: là hoạt động của doanh nghiệp thực hiện tương tác với khách hàng có chủ đích. Những tương tác này được hình thành những module lớn hỗ trợ nắm bắt giải quyết, nhu cầu của khách hàng. Khách hàng là trung tâm, mọi hoạt động của công ty đều được xây dựng hướng đến chủ thể đó.


Triển khai - thiết lập một dự án CRM thành công vấn đề đầu tiên là cần có một kế hoạch thực hiện CRM hiệu quả. Bài viết này chia sẻ các bước cần phải tiến hành khi tạo lập kế hoạch triển khai dự án CRM cho doanh nghiệp của bạn qua 10 bước dưới đây


1. Thiết lập mục tiêu ban đầu rõ ràng:
Cần xác định rõ ràng các mục tiêu vĩ mô cho kế hoạch của bạn. Ví dụ: cần các báo cáo tốt hơn, một chu trình bán hàng ngắn hơn hay tỉ lệ chuyển đổi giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng thực sự được cải thiện…


2. Xác định mục tiêu cần ưu tiên:
Lên kế hoạch thực hiện CRM của bạn với cách tiếp cận từng giai đoạn. Tập trung vào các mục tiêu có thể đánh nhanh thắng nhanh.

3. Xây dựng đội ngũ dự án chuẩn:
Một nhóm thực hiện dự án CRM được đề nghị sẽ bao gồm: người điều hành chung, người quản lý dự án, người quản trị CRM và người sử dụng chính.

4. Xem xét lại các quy trình của bạn:
Xem xét lại các quy trình của bạn để đánh giá xem nó sẽ được quản lý như thế nào bởi một ứng dụng CRM.

5. Xem xét đầu ra của CRM:
Xác nhận các số liệu quan trọng mà bạn muốn hệ thống CRM của bạn đo lường. Hãy suy nghĩ về các loại báo cáo, biểu đồ và các thông tin khác mà bạn sẽ phải theo dõi trong suốt quá trình quản lý sau này.

6. Chuẩn bị  - Xác định dữ liệu mà CRM cần quản lý:
Những dữ liệu cần nhập vào hệ thống CRM mới của bạn? Làm thế nào để làm sạch dữ liệu cũ? Với dữ liệu cũ thì bạn muốn lấy từ thời điểm nào? Loại thông tin nào sẽ được nhập ngoài danh sách người liên lạc và các công ty?
Xác nhận những dữ liệu bạn cần phải theo dõi trên mỗi bản ghi CRM bao gồm người liên lạc, các cơ hội kinh doanh, các vụ việc, chiến dịch, đầu mối và bất kỳ mối quan hệ hoặc quá trình nào đó cần được quản lý.

7. Tích hợp CRM:
Ứng dụng CRM của bạn cần phải tích hợp với các ứng dụng nào hiện có? Mức độ tích hợp như thế nào tới các nguồn dữ liệu khác? Truy cập chỉ đọc, đồng bộ 1 chiều hoặc 2 chiều, có tích hợp với quy trình xử lý đơn hàng hay trang web.

8. Phân quyền sử dụng:
Làm thế nào dữ liệu CRM sẽ được chia sẻ giữa các nhóm? Xem xét phân quyền theo vai trò người dùng. Có phải tất cả người dùng đều được phép ví dụ như xuất sang Excel hoặc truy cập vào tất cả hồ sơ?

9. Xác định các rủi ro:
Mỗi dự án CRM có những rủi ro liên quan đến công nghệ, người sử dụng và quy trình. Đánh giá những rủi ro lớn nhất đối với dự án của bạn và thực hiện các bước để giảm thiểu các mối đe dọa.

10. Tạo một kế hoạch CRM thông qua người dùng:
Việc ít thông qua người dùng đầu cuối là nguyên nhân số 1 về sự thất bại của dự án CRM. Tham khảo ý kiến người sử dụng chính ở giai đoạn đầu sẽ kích thích sự quan tâm của họ. Đảm bảo các cam kết và ủng hộ CRM từ phía lãnh đạo. Đề cử 1 người dùng CRM trong từng bộ phận và tạo thuận lợi cho việc sử dụng của người dùng bằng các buổi huấn luyện sử dụng.

Là 1 doanh nghiệp bạn cần hiểu rõ và nên thiết lập kế hoạch CRM ngay từ bây giờ. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ phần nào giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ. Chúc các bạn thành công.

Tìm hiểu - Lập kế hoạch CRM cho doanh nghiệp thành công với 10 bước

9 cách cải thiện tăng R.O.I trong quảng cáo Google của bạn

1. Sử dụng đúng ngôn ngữ của khách hàng tiềm năng
Sử dụng đúng ngôn ngữ của khách hàng sẽ làm họ cảm thấy gần gũi hơn với việc kinh doanh của bạn. Theo những nghiên cứu gần đây về hành vi tiêu dùng thì khách hàng có khuynh hướng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ từ những người họ thích.


2. Xác định đúng đối tượng cho từng chiến dịch
Nội dung của từng chiến dịch bạn triển khai sẽ phù hợp với từng tệp đối tượng nhất định. Vì vậy để ROI tối ưu trong các chiến dịch bạn cần xác định đúng đối tượng bạn cần nhắm đến. (sản phẩm bán cho ai? độ tuổi nào? giới nào hay sử dụng?...)

3. Phân nhóm quảng cáo cụ thể
Phân chia nhóm quảng cáo cụ thể giúp bạn dễ dàng xử lý và nhận biết được cụm key-word có chuyển đổi tốt. Sau đó bạn có thể tạo nhóm quảng cáo mới cho các từ khóa đã tối ưu này. Ngoài ra việc phân tích này còn giúp bạn kiểm soát chi phí cho từ khóa cũng như cân đối được ngân sách chạy, giúp việc hiển thị tốt hơn,cải thiện điểm chất lượng quảng cáo của bạn.

4.Chọn đúng vị trí địa lý cần hiển thị
Bạn nên chọn vị trí bạn cần bán sản phẩm dịch vụ để từ khóa hiển thị tốt nhất ở vị trí đó. Khái quát là: bạn muốn bán ở đâu thì nên đặt vị trí tại đó, đặt chung chung sẽ tốn chi phí ngoài dự định, không tối ưu được chi phí, không đáp ứng đúng khu vực phục vụ, dẫn đến ROI giảm.

5.Tính minh bạch trang web của bạn
Google coi trọng tính minh bạch và tính bảo mật. Khi robot thu thập dữ liệu của Google quét web của bạn sẽ ưu tiên tìm các yếu tố minh bạch, ví dụ như: chính sách , dịch vụ,dữ liệu liên quan của khách hàng,...

6. Xem xét các thuật ngữ mở rộng
Các "thuật ngữ rộng" trong quảng cáo google có thể sẽ giúp quảng cáo của bạn được hiển thị nhiều hơn, tốt hơn, nhưng cũng là con dao hai lưỡi có thể gặp phải như: từ khóa phủ định, từ khóa không liên quan vô nghĩa. vì vậy hãy luôn kiểm tra cân nhắc trước khi sử dụng.

7. Dừng chiến dịch quảng cáo đúng thời điểm
Khi chiến dịch đã tối ưu và đạt kết quả bạn cảm thấy hài lòng, hãy dừng đúng thời điểm để kết quả đạt được là tốt nhất. Ở thời điểm khác tốt hơn sẽ bật chạy lại hoặc khởi động 1 chiến dịch mới.


8. Hãy chạy cả từ khóa thương hiệu
Ở 1 thời điểm nào đó, khi keyword của bạn đã bão hòa và tính cạnh tranh quá cao. Bạn nên đưa từ khóa thương hiệu của bạn vào 1 chiến dịch để chạy quảng cáo vì chi phí của từ khóa thương hiệu thấp, ít cạnh tranh, tăng mức độ ám thị cho khách hàng và đến 1 thời điểm đủ từ khóa thương hiệu đủ độ TRUST, google sẽ hiển thị từ khóa gợi ý (Sugguested) của bạn. 



9. Hãy luôn chú ý đến tỷ lệ ROI
Theo dõi ROI bằng cách kiểm tra việc hiệu quả bán hàng, sự tăng giảm của doanh số trong thời điểm chạy quảng cáo để tối ưu hiệu quả quảng cáo, cũng như thu thập lượng khách hàng tiềm năng chất lượng, phục vụ cho các chiến dịch kế tiếp.


* ROI là gì? ROI (Return On Investment) là chỉ số tỷ suất hoàn vốn trong hoạt động kinh doanh. Việc xác định chỉ số này nhằm mục đích dự đoán - đo lường hiệu quả đồng vốn đầu tư.
Ví dụ: Bạn đầu tư 100 triệu, sau một chiến dịch đầu tư đó bạn thu về 148 triệu, lợi nhuận bạn thu được là 48 triệu thì tỷ lệ ROI của bạn là 48%.

Cách xử lý tăng ROI trong Google Ads

8 hiệu ứng tuyệt vời áp dụng trong bán hàng giúp tăng gấp 2 gấp 3 lần tỉ lệ chốt sales.


Hy vọng sẽ giúp được các bạn trong chốt sale hiệu quả hơn ạ.

📌 hiệu ứng chim mồi :
Mua 1 dây 4 lon nước = 17$
Mua 1 dây 6 lon nước = 18$.
=> Khách hàng sẽ tập trung mua 6 lon nước và có cảm giác "Được hời". => Dây 4 lon nước là chim mồi!

📌Hiệu ứng mỏ neo:
Con số nào xuất hiện trước sẽ là mỏ neo trong tâm trí khach hàng, họ sẽ vin vào con số này để so sánh.
Sản phẩm này tôi đã phải bỏ ra hơn 30 triệu đồng để đi học 2 khóa học, và giờ đây.. cơ hội chỉ dành cho người nào nhanh tay đăng ký nhất, với giá ưu đãi là 500k. để sở hữu toàn bộ kiến thức của 2 khóa học đó.
Hoặc: neo 1 sản phẩm kém hơn với giá cao hơn trước, sau đó mới giới thiệu sản phẩm cần bán.

📌Hiệu ứng "Đánh giá nỗ lực".
Cho khách hàng thấy tạo ra sản phẩm này "Khó khăn" như thế nào? và khách sẽ trân trọng sản phẩm đó rất nhiều. Mô tả chi tiết quá trình làm ra sản phẩm
VD1: Quảng cáo Chè thái nguyên, hoặc chè Mộc Châu họ thường quay cả cảnh các cô thôn nữ đi hái chè, về phơi và các công đoạn tiếp theo… rồi mới quảng cáo hộp chè.
VD2: Các chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi đã tốn hơn 2 năm để nghiên cứu ra sản phẩm giảm cân từ thiên nhiên này, đặc biệt là tuyệt đối an toàn đối với sức khỏe người VN.
Hoặc: Tôi đã dành ra 48 tiếng đồng hồ liên tục để tạo ra cuốn EBOOK này, trong đây chứa đựng toàn bộ những hiệu ứng, chiến thuật hay nhất về Sales

📌Hiệu Ứng Sai Lầm
Hãy nói ra những "hạn chế" của sản phẩm 1 cách tinh tế.
Thật sự son không chì này đc làm từ thiên nhiên 100%, nên nó k được bám và óng như những loại son khác trên thị trường, Nhưng nó tuyệt đối an toàn cho người sử dụng và nó luôn đẹp hơn vì nó là "Son Thiên nhiên vì sức khỏe"
VD: thỏi son này hàng chất lượng cao, nhưng trong quá trình vận chuyển, em đã vô tình làm méo hộp của nó (Sai lầm) nên giờ e muốn bán rẻ lại, có chị em nào muốn mua không ạ…. (Kèm sai lầm vào để dễ dàng bán sản phẩm hơn).

📌Hiệu Ứng ảo tưởng:
Khách hàng sẽ tin 1 thông điệp là đúng khi họ được Tiếp Xúc với thông tin đó nhiều lần.
VD: Mọi người còn nhớ quảng cáo về máy lọc nước Kangaroo ? nó xuất hiện trên truyền hình quá nhiều lần, lặp đi lặp lại vs thông điệp “ Kanggaroo, máy lọc nước hàng đầu việt nam” đến nhiều năm sau.. khách hàng vẫn tin điều đó là sự thật
Ứng dụng: hãy chạy hiển thị đến 1 tệp đối tượng nhiều lần 1 thông điệp lặp đi lặp lại, hoặc sử dụng nhiều khách hàng Feedback, Seeding liên tục… họ sẽ tin điều đó là sự thật.

📌 Hiệu Ứng Mặc Định:
Khách hàng có xu hướng lựa chọn những “Lựa chọn đc mặc định” nhiều hơn là việc suy nghĩ lựa chọn những lựa chọn khác.
VD: đi KFC. Họ sẽ ít khi hỏi “Ly lớn hay nhỏ ạ?” mà họ hỏi là “Anh dùng ly lớn phải không ạ?”.
Đại đa số khách hàng đồng ý sử dụng ly nước lớn mặc định theo câu hỏi của người bán hàng.

📌Quy luật 100.
Nếu bạn giảm giá sản phẩm.
Nếu SP có giá dưới 100. Thì giảm bằng %.
Nếu SP có giá trên 100 thì giảm bằng tiền mặt.
VD: cuốn sách này có giá 99K. và hôm nay được giảm 20% (thực chất có 20K). nhưng để giảm 20.000vnđ thì quá bé. Khách hàng sẽ không thấy được điều gì.
VD: Chiếc laptop này có giá 15 triệu đồng. và hôm nay được giảm 1tr500 ngàn đồng (sẽ to hơn rất nhiều so vs 10%).

📌Hiệu Ứng Sở hữu
Khách hàng thường đánh giá cao việc mua những sản phẩm mà mình “ đã Từng “ sở hữu.
Đây là lý do mà những nơi bán máy massage đều cho dùng thử trước, nệm cao cấp cho nằm thử trước thậm chí ô tô cho lái trước. Khách hàng đã sử dụng qua thường mua nó với giá cao hơn là chưa từng được sở hữu.
Tùy vào từng sản phẩm dịch vụ mà các bạn có thể áp dụng các hiệu ứng để tăng doanh số gấp nhiều lần hơn. Chúc các bạn thành công!









8 hiệu ứng tuyệt vời áp dụng trong bán hàng


Các câu hỏi thường gặp liên quan đến quảng cáo Facebook

🛑1. Để chạy được quảng cáo Fb thì cần bao nhiêu tiền?

Mỗi ngành hàng - sản phẩm - dịch vụ sẽ có ngân sách khác nhau.Quan trọng là phải biết phân tích đánh giá cho từng mảng ngành nghề - sản phẩm - dịch vụ.

Vấn đề sau khi phân tích đánh giá :

+ Mục tiêu của bạn

+ Ngành hàng của bạn

+ Đối thủ cạnh tranh

+ Vị trí muốn tiếp cận

+ Ngân sách có thể bỏ ra???

Để có thể đưa ra chiến lược (thương hiệu - bán hàng) hiệu quả và tối ưu chi phí nhất.




🛑2. Quảng cáo Facebook có cam kết đơn hàng không?
Quảng cáo FB chỉ là một kênh Marketing trong việc quảng bá sản phẩm - dịch vụ của bạn đến khách hàng tiềm năng. Vậy nên nó chỉ có tác dụng tiếp thị và tiếp cận đến khách hàng chất lượng nhất có thể để tăng khả năng chốt đơn hàng hiệu quả hơn mà thôi. Còn việc ra đơn hàng ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố về sản phẩm, giá cả, thương hiệu, chăm sóc khách hàng, dịch vụ bảo hành - hậu mãi, vị trí địa lý…

🛑3. Chạy quảng cáo rẻ hơn có được không?
Xác định quảng cáo (bỏ tiền ra) hãy nghĩ tới một mục tiêu nào đó. (quảng cáo để làm gì?; chạy quảng cáo thu lợi lại như thế nào?). Ví dụ bạn bán hàng tiếp cận sai đối tượng có thể chi phí rẻ, nhưng thực chất không chốt được đơn hàng bởi tính toán thì bạn có lợi nhuận hay không ?

Bởi vậy mấu chốt là cả dây chuyền từ quảng cáo ==>>> chốt đơn sinh ra lợi nhuận hoặc lan tỏa được thông tin cần truyền bá đến khách hàng.

Chi phí tối ưu tạo hiệu quả cao mới là quảng cáo tốt. Đừng ham rẻ! hãy luôn nhớ rằng "tiền nào của đó"

🛑4. Thế phí thanh toán như thế nào?
Chi phí sẽ bao gồm chi phí quảng cáo (thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp & Nhà quảng cáo ) + chi phí quản lý (10 - 30 %) tổng ngân sách của bạn cho quảng cáo đó.

🛑5. Tôi cảm thấy không hiệu quả khi quảng cáo Facebook? Như đã nêu ở trên thì kết quả tác động đến đơn hàng còn phụ thuộc vào cả dây chuyền hoạt động. Bạn nên có bảng theo dõi để biết doanh nghiệp, hay cửa hàng... đang gặp vấn đề ở khâu nào, để khắc phục khâu đó.

Quảng cáo Facebook được cụ thể hóa bằng các con số rồi, từ đó bạn biết quảng cáo có hiệu quả không? Rồi tính đến các mắt xích khác trong dây chuyền đó.

Quảng cáo Facebook không có sai hoặc đúng mà mục tiêu cuối cùng là sinh ra lợi nhuận hoặc hoàn thành mục tiêu nào đó đã đặt ra trước đó.

Quảng cáo Facebook thì dựa vào Facebook, nếu Fb hằng ngày thay đổi thuật toán thì sẽ có những biến chuyển có thể gọi là bất khả kháng... việc này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chạy QC.


Ví dụ: quảng cáo rất tốt thì tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang đơn hàng thực tế rất nhỏ - tại sao vậy??? thì bạn cần xem xét lại: giá thành sản phẩm, chuyên môn của nhân viên chốt đơn, đặc thù của sản phẩm, xem xét cả nhu cầu thực tế của khách hàng trong từng thời điểm,...


🛑6. Làm sao để quảng cáo hiệu quả?
Hãy làm tốt những việc dưới:

+ Chọn đúng sản phẩm - dịch vụ phải tốt thật

+ Tiếp cận đúng tệp khách hàng cần mua sản phẩm (khâu quảng cáo)

+ Fanpage uy tín.

Nhiều bạn chỉ quan tâm đến bài viết quảng cáo mà đâu biết khách hàng của mình thông minh hơn rất nhiều rồi. Họ cần xem sự uy tín từ fanpage : lập lâu chưa, bao nhiêu like, share, tương tác có thật không?, xem đánh giá, đọc comment trên bài viết, xem một vài bài viết liên quan trong page của bạn.

Ví dụ : Một vài lưu ý

*** Sản phẩm chức năng hoặc ăn uống: Nếu sản phẩm bạn mới, chưa có uy tín trên thị trường, trên thị trường tràn lan có sản phẩm cùng tác dụng. Thì ít nhất bạn cần có những cái này show ra để tăng độ uy tín như Giấy phép, nguồn gốc xuất xứ, có video hoặc trực tiếp dây chuyền sản xuất, các phản hồi tích cực của khách hàng, đánh giá tốt về sản phẩm (thường xuyên update), thêm nhiều đánh giá 5 sao ( thực tế càng tốt)

Viết bài thu hút duy trì page (sẽ không có khách hàng nào mua sản phẩm của bạn nếu bạn không tương tác với khách thường xuyên)

+ Nhân viên chuyên môn từng bộ phận phải hiệu quả (chiến lược, nhà quảng cáo, telesales, consultant…)

*** Bạn bán một mặt hàng khó bán, mà chỉ đăng nguyên những sản phẩm trên page không có các bài chia sẻ liên quan đến sản phẩm tạo phễu.

Ví dụ:

- Bạn bán rượu ngoại dịp Tết giá khá cao hãy tạo phễu bằng bài viết dạng: 5 món quà ý nghĩa nhất dành tặng cho bậc phụ huynh dịp Tết; lên đẳng cấp 5* khi có chai rượu này trong nhà,....

- Doanh nghiệp bạn bán dịch vụ: cần show lượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ, những review thực tế là vô cùng cần thiết, kết quả của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ,...

🛑7. Có nên mua Like cho Fanpage không?
Tất nhiên là không, nếu không gặp đúng người bán page đúng đối tượng thì bạn có thể sai đối tượng của page dẫn đến facebook tiếp cận sai đối tượng khi bạn muốn tiếp cận những người thích trang, có thể bị vi phạm chính sách quảng cáo.

Theo quan điểm về hiệu quả bán hàng thì một Fanpage nhiều Like trên thực tế chỉ mang tính chất PR đẹp mắt hấp dẫn người xem.

🛑8. Ngành này, dịch vụ này, sản phẩm này,.... có chạy được quảng cáo không?
Bạn nên tham khảo thêm chính sách chính thức của Facebook ở link dưới đây :
https://www.facebook.com/policies/ads?hc_location=ufi

🛑9. Updating....

Chia sẻ Tool quản lý Fanpage hiệu quả hiện nay: Pancake (có phí) - Smax .in (Miễn phí).
Các bạn có thể tự tìm hiểu tool để làm việc hiệu quả hơn nhé 

Những thắc mắc về quảng cáo Facebook

Tất tần tật Link hỗ trợ - kháng nghị - quảng cáo và các việc liên quan trong việc sử dụng FACEBOOK 

Việc sử dụng mạng xã hội Facebook để làm Marketing đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Cách quảng bá thông qua FB đang được thịnh hành và chiếm đa số người dùng sử dụng để làm truyền thông.
Hoang Hiep Dong chia sẻ với các bạn các LINK liên quan đến việc sử dụng Facebook.



- Tiêu chuẩn cộng đồng Facebook
https://www.facebook.com/communitystandards/introduction

- Điều khoản dịch vụ Fb 
https://www.facebook.com/legal/terms

- Điều khoản dịch vụ chính sách liên quan Facebook (bản in)
https://www.facebook.com/legal/terms/plain_text_terms

- Điều khoản thanh toán dành cho cộng đồng
https://www.facebook.com/payments_terms

- Các khóa học Free từ Fb

https://www.facebook.com/business/learn/all-training-courses

- Tìm hiểu giới thiệu tổng quan các loại quảng cáo facebook
https://www.facebook.com/ads/about/


- Điều khoản sử dụng dịch quảng cáo tìm kiếm khách hàng trên Fb
https://www.facebook.com/business/help/829597887147190

- Đổi tên người dùng (URL) cho page:
https://www.facebook.com/help/contact/426864384041925


- Yêu cầu gộp trang
www.facebook.com/help/249601088403018


- Link Kháng đổi tên Trang
https://www.facebook.com/help/contact/221445081367260


- Đổi tên cá nhân không phải chờ 60 ngày:
https://www.facebook.com/help/contact/1417759018475333


- Đổi ngày sinh:
https://www.facebook.com/help/contact/233841356784195


- Vấn đề đăng nhập:
https://www.facebook.com/help/contact/357439354283890


- Check 20% TEXT cho hình ảnh QC
https://www.facebook.com/ads/tools/text_overlay


- Đề nghị nâng ngưỡng thanh toán
https://www.facebook.com/help/contact/418046238594174


- Tài khoản profile bị hack:
https://www.facebook.com/hacked


- Báo cáo tài khoản mạo danh
https://www.facebook.com/help/contact/564493676910603


- Mở khóa cho tài khoản FAQ:
https://en-gb.facebook.com/help/contact/1553947421490701


- Kháng không được phê duyệt Quảng cáo:
www.facebook.com/help/contact/1582364792025146


- Kháng tài khoản bị gắn cờ
www.facebook.com/help/contact/531795380173090


- Kháng nghị khi FB không cho add thẻ ATM
https://www.facebook.com/help/contact/418046238594174


- Hồi sinh group:
www.facebook.com/help/contact/157461604368161


- Bỏ block link:
https://www.facebook.com/help/contact/244560538958131


- Tài khoản bị khóa:
https://www.facebook.com/help/contact/189823244398879


- Tài khoản bị vô hiệu hóa theo chính sách
https://www.facebook.com/help/contact/2026068680760273


- Hoạt động bất thường:
https://www.facebook.com/help/contact/189823244398879


- Kháng nghị khi phương thức thanh toán bị treo
https://www.facebook.com/help/contact/?id=161710477317189


- Không tìm thấy trang trên facebook
www.facebook.com/help/contact/351451441588463


- Gỡ bỏ capcha cho link

www.facebook.com/business/resources

- Báo cáo bất kỳ 1 vấn đề nào đó:
www.facebook.com/help/181495968648557


- Facebook cho doanh nghiệp:
www.facebook.com/business


- Hỗ trợ nhà quảng cáo
www.facebook.com/business/resources


- Cộng đồng trợ trợ giúp:
www.facebook.com/help/community


-Trung tâm trợ giúp
www.facebook.com/help


- Chính sách quảng cáo
https://www.facebook.com/policies/ads/


- Các câu hỏi về thanh toán QC
https://www.facebook.com/help/contact/649167531904667


- Chat trực tiếp với Supporter (acc có chạy ads)
https://www.facebook.com/business/form/chat?hc_location=ufi


- Gửi kiến nghị cho facebook
www.facebook.com/help/127103474099499


- Báo cáo vi phạm bản quyền / nhãn hiệu thương mai
https://www.facebook.com/help/contact/634636770043106


- Xem thông tin quảng cáo page
https://business.facebook.com/ads/library/


===>>> Bắt đầu tạo 1 quảng cáo cho mình nào
https://www.facebook.com/adsmanager/creation?act=416036305113446

Chúc các bạn thành công!
(nguồn: fb)

Tổng hợp Link hỗ trợ các việc liên quan đến Facebook

Kiểm tra và đặt backlink trên forum hoặc website khác an toàn bạn cần lưu ý các vấn đề dưới


1 - Kiểm Tra Traffic: Cài đặt Extensions có tên "IP Whois & Flags Chrome & Websites Rating" trên Google Chrome giúp bạn kiểm tra thông tin website khách một cách nhanh chóng, đặc biệt là traffic, nó hiển thị ngay trên thanh Toolbar của trình duyệt, nhìn vào có thể đánh giá được ngay sức mạnh của website ta đang truy cập.
2 - Kiểm tra Index của website: Sử dụng cú pháp: site:tendomain để kiểm tra xem website có còn được Google index không. Thực chất thì nếu 2 cái trước có dấu hiệu tốt thì cũng không cần phải kiểm cái này tra làm gì.

3 - Kiểm tra Backlink đổ về website đó: Kiểm tra xem, website có nhiều backlink rác quá khôngbằng Ahrefs . Nếu hoàn toàn là backlink rác thì không nên đặt backlink lên đó, vì nếu một ngày nào đó nó bị dính phạt thì bạn cũng bị ảnh hưởng phần nào.

4 - Kiểm tra Content của website: Thường thì website có traffic tốt thì content cũng không đến nỗi tệ. Nếu website đó toàn có content copy hay content quá mỏng thì cũng không nên đặt Backlink.
5 - Kiểm Tra Độ Uy Tín (trust): Cài đặt Extensions có tên "MozBar" để giúp bạn kiểm tra nhanh chóng các thông số PA DA của website bạn đang truy cập, nó cũng hiển thị ngay khi bạn truy cập một website nào đó. Những thống 1,2,3,4 tốt kèm theo chỉ số PA DA tốt thì đó là một backlink chất lượng. Còn độ chất lượng thì phải so sánh giữa các website site với nhau.
(nguồn: sưu tầm)

5 Lưu ý giúp bạn kiểm tra và đặt backlink trên forum hoặc website khác an toàn chỉ trong 1 phút.