Blogroll

Khổng Minh Tiên Sinh - Gia Cát Lượng là một quân sư nổi tiếng trong lịch sử thời Tam Quốc tranh hùng và những ghi chép còn được lưu truyền đến ngày nay của ông chứa đựng nhiều tri thức mà chúng ta cần đáng phải học hỏi.

Để có thể đưa ra đánh giá toàn diện nhất về đối phương, những tiêu chí nhìn người của Ngọa Long tiên sinh được dựa trên 7 phương diện sau: "Chí – Dũng – Thức – Biến – Tính – Tín – Liêm".

1. Chí – Hỏi đúng sai để xem xét chí hướng của đối phương
Để đánh giá phẩm chất của một người, trước tiên phải xem nhận định của người đó trước các vấn đề đúng – sai, từ đó đánh giá các nhìn và xem xét chí hướng của người đó. Hễ là người không phân rõ đúng – sai, mang thái độ ba phải, “gió chiều nào che chiều ấy” thì đều có khả năng làm tổn hại đến lợi ích chung trong thời khắc then chốt cần ra quyết định.

Vì vậy, tuyệt đối không thể giao phó trọng trách cho những người như vậy. Kiểu người ấy không có quan niệm rõ ràng về đúng sai, phẩm chất và đức tính cũng khó xác định. Chỉ có người chí hướng cao, lập trường vững chắc, tấm lòng rộng lượng thì mới là người có thể hợp tác.

2. Dũng – Đặt ra tình huống nguy khốn để xem dũng khí của đối phương
Để có thể đánh giá sự can đảm của một người, hãy xem cách họ ứng phó trước tình huống nguy khốn. Cổ nhân có câu: “Tuế bất hàn vô dĩ tri tùng bách, sự bất nan vô dĩ tri quân tử” (Đại ý: Nếu sự việc không có khó khăn thì làm sao để biết được người quân tử).

Giống như câu nói “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, khó khăn chính là ngọn lửa tốt nhất để thử thách dũng khí của đối phương. Muốn nhìn nhận dũng khí của một người, trước tiên hãy nói cho người đó biết một số khó khăn và nguy hiểm cần xử lý để xem họ trả lời ra sao. Nếu đó là một người thiếu dũng khí, vậy đừng nói xả thân vì đại nghĩa, trừ gian diệt ác, chỉ e rằng người đó ngay đến bản thân còn khó lòng bảo vệ, sao có thể trông chờ gì được đây?

3. Thức – Dùng mưu kế để đánh giá kiến thức của đối phương
Phương thức này có thể áp dụng trong bất kỳ tình huống nào. Ví dụ, một quan lại nếu không có mưu lược, gặp phải tình huống bất ngờ ắt chỉ có thể bó tay chịu trói. Khi ấy dù cho người này có lòng tốt, muốn cống hiến vì nước vì dân thì vẫn chỉ đành lực bất tòng tâm, làm ảnh hưởng đến đại cục. Vốn dĩ, những người muốn cống hiến nhất định phải là người có thể đưa ra những phương pháp để cải thiện xã hội của họ.

4. Biến – Đặt câu hỏi để xem xét khả năng ứng biến của đối phương
Muốn hiểu được một người, nhất định phải giao tiếp nhiều với người đó, dùng lý lẽ dồn người đó vào bước đường cùng để xem họ ứng phó ra sao. Dùng tiêu chuẩn này để nhìn người, bởi Gia Cát Lượng tin rằng người có khả năng sử dụng ngôn từ nhanh nhạy, nhất định là người có đầu óc linh hoạt và tư duy nhạy bén.

Tiêu chí này cũng hoàn toàn có thể áp dụng trên chốn quan trường để đánh giá vị quan đó là tốt hay xấu. Bởi lẽ, không chỉ tham quan, mà những quan lại tư chất tầm thường cũng sẽ hại dân hại nước, làm hỏng đại sự. Thứ họ thiếu chính là năng lực đánh giá và giải quyết vấn đề một cách đúng đắn.

5. Tính – Dùng rượu để xem tính tình của đối phương
Rượu là một trong những “thước đo” tốt nhất đối với lòng người. Dân gian thường lưu truyền câu nói “rượu vào lời ra”. Bản tính thực sự của một người thường được cất giấu rất sâu, mà dùng rượu sẽ khiến họ mở lòng, để người đó bộc lộ ra bản chất thật của mình. Điều này cũng có nghĩa là, khi một người say rượu, ta có thể biết được phẩm hạnh và nhân cách của người đó ra sao.

Chớ vội coi nhẹ cách nhìn người này. Thực tế trong lịch sử Trung Hoa đã có bao văn thần, võ tướng vì say rượu phạm pháp mà bị chém đầu. Bản thân Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận năm xưa cũng đã từng áp dụng thành công mưu kế “dùng rượu tước binh quyền”.

6. Tín – Giao việc cho đối phương để xem chữ tín của họ
Cần phải xem xét lời nói và hành động của đối phương có nhất quán hay không, người nói mà không giữ lời ắt là kẻ không thủ tín, sẽ dễ dàng đánh mất sự tin tưởng của người khác dành cho họ. Thủ tín vốn là “cái gốc” làm người. “Nhân vô tín bất lập”, người không có giữ tín ắt sẽ không có chỗ đứng ở đời.

7. Liêm – Dùng công danh lợi lộc để xem sự liêm chính của đối phương
Lợi ích vốn là thứ mà ai cũng yêu thích. Quan sát thái độ của một người khi đứng trước những lợi ích ắt sẽ nhìn ra phẩm hạnh của người đó. Người có phẩm hạnh cao thượng tuyệt đối sẽ không làm việc phi nghĩa dù cho món lời mang ra dụ dỗ họ có lớn đến đâu. Nhân tính vốn có một phần “tham dục”, nhưng “quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo” (người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý).

Từ xưa đến nay, lịch sử không thiếu những câu chuyện dùng tiền tài để đo tấm lòng. Mà số quan lại bại bởi một chữ “lợi” (lợi ích) cũng nhiều không kể xiết. Người không kháng cự được sự mê hoặc của tiền tài ắt không thể trở thành quan thanh liêm. Trong khi đó, nhân tài mà bách tính trông đợi dĩ nhiên là thanh quan chứ không phải tham quan.
(nguồn: st)

Thuật nhìn người đúng - dùng người hay qua 7 bài học của Khổng Minh Gia Cát Lượng

9 cách cải thiện tăng R.O.I trong quảng cáo Google của bạn

1. Sử dụng đúng ngôn ngữ của khách hàng tiềm năng
Sử dụng đúng ngôn ngữ của khách hàng sẽ làm họ cảm thấy gần gũi hơn với việc kinh doanh của bạn. Theo những nghiên cứu gần đây về hành vi tiêu dùng thì khách hàng có khuynh hướng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ từ những người họ thích.


2. Xác định đúng đối tượng cho từng chiến dịch
Nội dung của từng chiến dịch bạn triển khai sẽ phù hợp với từng tệp đối tượng nhất định. Vì vậy để ROI tối ưu trong các chiến dịch bạn cần xác định đúng đối tượng bạn cần nhắm đến. (sản phẩm bán cho ai? độ tuổi nào? giới nào hay sử dụng?...)

3. Phân nhóm quảng cáo cụ thể
Phân chia nhóm quảng cáo cụ thể giúp bạn dễ dàng xử lý và nhận biết được cụm key-word có chuyển đổi tốt. Sau đó bạn có thể tạo nhóm quảng cáo mới cho các từ khóa đã tối ưu này. Ngoài ra việc phân tích này còn giúp bạn kiểm soát chi phí cho từ khóa cũng như cân đối được ngân sách chạy, giúp việc hiển thị tốt hơn,cải thiện điểm chất lượng quảng cáo của bạn.

4.Chọn đúng vị trí địa lý cần hiển thị
Bạn nên chọn vị trí bạn cần bán sản phẩm dịch vụ để từ khóa hiển thị tốt nhất ở vị trí đó. Khái quát là: bạn muốn bán ở đâu thì nên đặt vị trí tại đó, đặt chung chung sẽ tốn chi phí ngoài dự định, không tối ưu được chi phí, không đáp ứng đúng khu vực phục vụ, dẫn đến ROI giảm.

5.Tính minh bạch trang web của bạn
Google coi trọng tính minh bạch và tính bảo mật. Khi robot thu thập dữ liệu của Google quét web của bạn sẽ ưu tiên tìm các yếu tố minh bạch, ví dụ như: chính sách , dịch vụ,dữ liệu liên quan của khách hàng,...

6. Xem xét các thuật ngữ mở rộng
Các "thuật ngữ rộng" trong quảng cáo google có thể sẽ giúp quảng cáo của bạn được hiển thị nhiều hơn, tốt hơn, nhưng cũng là con dao hai lưỡi có thể gặp phải như: từ khóa phủ định, từ khóa không liên quan vô nghĩa. vì vậy hãy luôn kiểm tra cân nhắc trước khi sử dụng.

7. Dừng chiến dịch quảng cáo đúng thời điểm
Khi chiến dịch đã tối ưu và đạt kết quả bạn cảm thấy hài lòng, hãy dừng đúng thời điểm để kết quả đạt được là tốt nhất. Ở thời điểm khác tốt hơn sẽ bật chạy lại hoặc khởi động 1 chiến dịch mới.


8. Hãy chạy cả từ khóa thương hiệu
Ở 1 thời điểm nào đó, khi keyword của bạn đã bão hòa và tính cạnh tranh quá cao. Bạn nên đưa từ khóa thương hiệu của bạn vào 1 chiến dịch để chạy quảng cáo vì chi phí của từ khóa thương hiệu thấp, ít cạnh tranh, tăng mức độ ám thị cho khách hàng và đến 1 thời điểm đủ từ khóa thương hiệu đủ độ TRUST, google sẽ hiển thị từ khóa gợi ý (Sugguested) của bạn. 



9. Hãy luôn chú ý đến tỷ lệ ROI
Theo dõi ROI bằng cách kiểm tra việc hiệu quả bán hàng, sự tăng giảm của doanh số trong thời điểm chạy quảng cáo để tối ưu hiệu quả quảng cáo, cũng như thu thập lượng khách hàng tiềm năng chất lượng, phục vụ cho các chiến dịch kế tiếp.


* ROI là gì? ROI (Return On Investment) là chỉ số tỷ suất hoàn vốn trong hoạt động kinh doanh. Việc xác định chỉ số này nhằm mục đích dự đoán - đo lường hiệu quả đồng vốn đầu tư.
Ví dụ: Bạn đầu tư 100 triệu, sau một chiến dịch đầu tư đó bạn thu về 148 triệu, lợi nhuận bạn thu được là 48 triệu thì tỷ lệ ROI của bạn là 48%.

Cách xử lý tăng ROI trong Google Ads