Blogroll


Hán Cao Tổ- Lưu Bang xuất thân từ dân thường - người được mệnh danh là giỏi dụng nhân. Tuy “Trí không bằng Trương Lương, Dũng không bằng Hàn Tín, Tài không bằng Tiêu Hà”, nhưng ông lại giỏi dùng người, biết cách thu hút mọi nhân tài trong thiên hạ.

Nắm bắt được thời cơ, đình trưởng Lưu Bang đã gây dựng nên nhà Hán và trở thành vị vua đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc xuất thân từ dân thường. Cách sử dụng hiền tài của ông vua “áo vải” này có nhiều điểm nổi bật, đi trước thời đại.



1. Không câu nệ nguồn gốc
Lưu Bang có một ưu điểm rất lớn đó là ông không câu nệ trong việc dùng người tài. Những người tài dưới trướng ông xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội (quý tộc: Trương Lương, du sĩ: Trần Bình, huyện sử: Tiêu Hà, phu xe: Lâu Kính, cường đạo: Bành Việt…), nhưng dưới sự chỉ đạo của Lưu Bang họ đều phát huy hết tài năng của mình. Lịch sử đã chứng minh sách lược dùng người của Lưu Bang là rất đúng đắn, khôn ngoan.

2. Bỏ qua hiềm khích
Trong đội ngũ nhân lực của Lưu Bang có rất nhiều người đã từng phục vụ dưới trướng của Hạng Vũ. Lưu Bang vẫn mở rộng vòng tay, không tính toán, hoan nghênh họ gia nhập đội ngũ của mình. Như Hàn Tín vốn dĩ là thuộc hạ của Hạng Vũ, nhưng dưới trướng của Hạng Vũ, Hàn Tín không phát huy được hết tài năng của mình, nên mới qua đầu quân cho Lưu Bang. Thực ra một người lãnh đạo mà lúc nào cũng tính toán thiệt hơn, soi mói… thì không bao giờ chiêu mộ được nhân tài, thậm chí các nhân lực hiện có của họ sớm muộn cũng lần lượt ra đi.

3. Đúng người, đúng việc
Đầu tiên phải hiểu rõ sở trường, sở đoản của nguồn nhân lực hiện có, từ đó mới phân việc phù hợp. Lưu Bang hiểu rất rõ rằng tài năng quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo là làm thế nào để khuyến khích tính tích cực, chủ động trong công việc được giao của những người dưới quyền. Lưu Bang dùng Hàn Tín trong việc điều hành binh lực, Trương Lương làm quân sư, Tiêu Hà lo chuyện hậu cần… và đã phát huy tối đa năng lực của từng người.

4. Chân thành đối đãi
Đối đãi nhân lực một cách chân thành không chỉ phản ánh tố chất của nhà quản lý mà còn là một nguyên tắc trong quản lý nhân lực. Đối với người tài, ngoài mức thù lao hợp lý, sự tín nhiệm và tôn trọng của lãnh đạo là điều cần thiết. Lưu Bang có được sự trợ giúp tận tâm tận lực của các hiền tài như Hàn Tín, Trương Lương… chủ yếu là nhờ ông luôn tín nhiệm, tôn trọng họ và cũng nhận lại được sự tín nhiệm và tôn trọng của họ. Đây cũng là một kinh nghiệm rất quý báu, đáng để học hỏi.

5. Tin tưởng giao việc cho thuộc hạ
Điều tối kị của một nhà lãnh đạo là luôn nghi ngờ nhân viên của mình: hôm nay nghi ngờ người này, ngày mai nghi ngờ người khác. Lưu Bang có một ưu điểm nổi bật là khi quyết định dùng người nào, ông luôn tin tưởng giao cho người đó được toàn quyền xử lý công việc được giao.

6.Thưởng phạt phân minh
Trong việc sử dụng người tài, ngoài việc tín nhiệm và tôn trọng, phải có chế độ thưởng phạt phân minh. Khen thưởng chính là một sự thừa nhận thiết thực nhất của nhà lãnh đạo đối với cống hiến của thuộc cấp. Sau khi đoạt được thiên hạ, Lưu Bang đã dựa vào công tích của từng cá nhân để ban thưởng. Ngoài việc ban thưởng cho những người có công lớn như Hàn Tín, Trương Lương, Bành Việt, Hán Cao tổ còn ban thưởng cho Ung Xỉ - một người mà ông vẫn có thành kiến.

Khả năng sử dụng hiền tài đã góp phần rất lớn vào thành công trong đại nghiệp lập ra nhà Hán của Lưu Bang. Đây chính là điều mà doanh nhân thời hiện đại có thể học hỏi, rút ra những kinh nghiệm có ích trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Suy cho cùng, vấn đề cốt lõi trong vận hành doanh nghiệp của người lãnh đạo là công tác quản lý, trong đó quan trọng nhất là quản lý nguồn nhân lực.

Biệt tài dùng người của Hán Cao Tổ - Lưu Bang

Khổng Minh Tiên Sinh - Gia Cát Lượng là một quân sư nổi tiếng trong lịch sử thời Tam Quốc tranh hùng và những ghi chép còn được lưu truyền đến ngày nay của ông chứa đựng nhiều tri thức mà chúng ta cần đáng phải học hỏi.

Để có thể đưa ra đánh giá toàn diện nhất về đối phương, những tiêu chí nhìn người của Ngọa Long tiên sinh được dựa trên 7 phương diện sau: "Chí – Dũng – Thức – Biến – Tính – Tín – Liêm".

1. Chí – Hỏi đúng sai để xem xét chí hướng của đối phương
Để đánh giá phẩm chất của một người, trước tiên phải xem nhận định của người đó trước các vấn đề đúng – sai, từ đó đánh giá các nhìn và xem xét chí hướng của người đó. Hễ là người không phân rõ đúng – sai, mang thái độ ba phải, “gió chiều nào che chiều ấy” thì đều có khả năng làm tổn hại đến lợi ích chung trong thời khắc then chốt cần ra quyết định.

Vì vậy, tuyệt đối không thể giao phó trọng trách cho những người như vậy. Kiểu người ấy không có quan niệm rõ ràng về đúng sai, phẩm chất và đức tính cũng khó xác định. Chỉ có người chí hướng cao, lập trường vững chắc, tấm lòng rộng lượng thì mới là người có thể hợp tác.

2. Dũng – Đặt ra tình huống nguy khốn để xem dũng khí của đối phương
Để có thể đánh giá sự can đảm của một người, hãy xem cách họ ứng phó trước tình huống nguy khốn. Cổ nhân có câu: “Tuế bất hàn vô dĩ tri tùng bách, sự bất nan vô dĩ tri quân tử” (Đại ý: Nếu sự việc không có khó khăn thì làm sao để biết được người quân tử).

Giống như câu nói “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, khó khăn chính là ngọn lửa tốt nhất để thử thách dũng khí của đối phương. Muốn nhìn nhận dũng khí của một người, trước tiên hãy nói cho người đó biết một số khó khăn và nguy hiểm cần xử lý để xem họ trả lời ra sao. Nếu đó là một người thiếu dũng khí, vậy đừng nói xả thân vì đại nghĩa, trừ gian diệt ác, chỉ e rằng người đó ngay đến bản thân còn khó lòng bảo vệ, sao có thể trông chờ gì được đây?

3. Thức – Dùng mưu kế để đánh giá kiến thức của đối phương
Phương thức này có thể áp dụng trong bất kỳ tình huống nào. Ví dụ, một quan lại nếu không có mưu lược, gặp phải tình huống bất ngờ ắt chỉ có thể bó tay chịu trói. Khi ấy dù cho người này có lòng tốt, muốn cống hiến vì nước vì dân thì vẫn chỉ đành lực bất tòng tâm, làm ảnh hưởng đến đại cục. Vốn dĩ, những người muốn cống hiến nhất định phải là người có thể đưa ra những phương pháp để cải thiện xã hội của họ.

4. Biến – Đặt câu hỏi để xem xét khả năng ứng biến của đối phương
Muốn hiểu được một người, nhất định phải giao tiếp nhiều với người đó, dùng lý lẽ dồn người đó vào bước đường cùng để xem họ ứng phó ra sao. Dùng tiêu chuẩn này để nhìn người, bởi Gia Cát Lượng tin rằng người có khả năng sử dụng ngôn từ nhanh nhạy, nhất định là người có đầu óc linh hoạt và tư duy nhạy bén.

Tiêu chí này cũng hoàn toàn có thể áp dụng trên chốn quan trường để đánh giá vị quan đó là tốt hay xấu. Bởi lẽ, không chỉ tham quan, mà những quan lại tư chất tầm thường cũng sẽ hại dân hại nước, làm hỏng đại sự. Thứ họ thiếu chính là năng lực đánh giá và giải quyết vấn đề một cách đúng đắn.

5. Tính – Dùng rượu để xem tính tình của đối phương
Rượu là một trong những “thước đo” tốt nhất đối với lòng người. Dân gian thường lưu truyền câu nói “rượu vào lời ra”. Bản tính thực sự của một người thường được cất giấu rất sâu, mà dùng rượu sẽ khiến họ mở lòng, để người đó bộc lộ ra bản chất thật của mình. Điều này cũng có nghĩa là, khi một người say rượu, ta có thể biết được phẩm hạnh và nhân cách của người đó ra sao.

Chớ vội coi nhẹ cách nhìn người này. Thực tế trong lịch sử Trung Hoa đã có bao văn thần, võ tướng vì say rượu phạm pháp mà bị chém đầu. Bản thân Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận năm xưa cũng đã từng áp dụng thành công mưu kế “dùng rượu tước binh quyền”.

6. Tín – Giao việc cho đối phương để xem chữ tín của họ
Cần phải xem xét lời nói và hành động của đối phương có nhất quán hay không, người nói mà không giữ lời ắt là kẻ không thủ tín, sẽ dễ dàng đánh mất sự tin tưởng của người khác dành cho họ. Thủ tín vốn là “cái gốc” làm người. “Nhân vô tín bất lập”, người không có giữ tín ắt sẽ không có chỗ đứng ở đời.

7. Liêm – Dùng công danh lợi lộc để xem sự liêm chính của đối phương
Lợi ích vốn là thứ mà ai cũng yêu thích. Quan sát thái độ của một người khi đứng trước những lợi ích ắt sẽ nhìn ra phẩm hạnh của người đó. Người có phẩm hạnh cao thượng tuyệt đối sẽ không làm việc phi nghĩa dù cho món lời mang ra dụ dỗ họ có lớn đến đâu. Nhân tính vốn có một phần “tham dục”, nhưng “quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo” (người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý).

Từ xưa đến nay, lịch sử không thiếu những câu chuyện dùng tiền tài để đo tấm lòng. Mà số quan lại bại bởi một chữ “lợi” (lợi ích) cũng nhiều không kể xiết. Người không kháng cự được sự mê hoặc của tiền tài ắt không thể trở thành quan thanh liêm. Trong khi đó, nhân tài mà bách tính trông đợi dĩ nhiên là thanh quan chứ không phải tham quan.
(nguồn: st)

Thuật nhìn người đúng - dùng người hay qua 7 bài học của Khổng Minh Gia Cát Lượng

Người bán dạo siêu bá đạo có thể hiểu là người bán hàng xuất chúng hoặc người bán hàng xuất sắc, thường ngày với công việc bán hàng quen thuộc của họ đã tạo ra và lặp đi lặp lại khiến họ có những thói quen giúp họ có được rất kinh nghiệm và thành công. Trong 500 anh em nếu có công việc tương tự hãy cùng tôi tìm hiểu những thói quen của họ để có thể học hỏi và áo dụng cho bản thân nhé.

1/ Luyện tập - luyện tập - luyện tập

Tuyên ngôn của người bán hàng xuất chúng:
“Tôi luyện tập lặp đi lặp lại một kỹ năng, một bài học, một hội thảo, một quyển sách, một tệp audio cho đến khi chúng trở thành một phần trong tế bào của tôi. Bởi vì tôi biết chỉ như thế sự luyện tập mới tạo nên thành quả”.

Mọi kiến thức đều phải trải qua mức độ biết ở ý thức đến mức độ biết ở trong tiềm thức thì lúc đó quá trình luyện tập của bạn mới thực sự đạt được hiệu quả. Hãy tiếp tục luyện tập cách mở lời tiếp cận khách hàng, mở lời của một kịch bản, nói bài thuyết trình, những câu hỏi đánh giá khách hàng, những câu nói để chốt hay những cách thức để theo sau đó nữa cho đến khi những quy trình đó trở thành bản năng tự nhiên của bạn.
Bán hàng bậc thầy đòi hỏi sự luyện tập liên tục và nhất quán. Cũng giống như một vận động viên, luyện tập đúng cách, dưới một hệ thống hay cố vấn đúng sẽ là cách để bạn trở thành bậc thầy bán hàng. Sự lặp đi lặp lại chính là thầy của những kỹ năng.

2/ Học hỏi liên tục

Học tập và triển khai những cái bạn được học ngay vào cuộc sống chính là thói quen bán hàng của bậc thầy.
Tuyên ngôn của người bán hàng bậc thầy:
“Tôi học hỏi những cố vấn cá nhân, đọc về những điều người thành công làm, tham gia những lớp rèn luyện thêm kỹ năng bán hàng định kỳ, điều này sẽ mang lại cho tôi những sự tiến bộ liên tục và chuyển hóa sang một trình độ mới mỗi ngày”.

3/ Có một hệ thống niềm tin mạnh mẽ

Người bán hàng cần có một hệ thống niềm tin mạnh mẽ, bởi vì hệ thống niềm tin đó sẽ  cho phép bạn duy trì được một thái độ tích cực.

Tuyên ngôn của người bán hàng xuất sắc:
“Tôi tin tưởng rằng tôi có thể đạt được tất cả những thứ tôi đã đặt ra để làm. Thậm chí trong những ngày đó khi tôi nghe từ KHÔNG rất nhiều lần, tôi tin tưởng rằng tôi sẽ thành công và cuộc bán hàng sắp tới của tôi nhất định sẽ thành công”.

4. Tập trung vào con số

Trong bán hàng, con số chính là sự thật, con số phản ánh mức độ tiến bộ và sự thành công của bạn.

Tuyên ngôn của người bán hàng giỏi:
“Tôi luôn nhìn vào con số để tiếp tục tiến lên và ghi điểm mỗi ngày, nhìn vào đó để không bao giờ đưa ra lý do ngụy biện cho bất kỳ thất bại tạm thời nào”.

5/ Quyết tâm và bền chí

Làm những thứ mà những người bán hàng khác không muốn làm sẽ dẫn bạn đến thành công đó chính là thái độ của người bán dạo siêu bá đạo.

Có những thời điểm tôi sẽ cảm thấy như tôi muốn từ bỏ, nhưng đó chính là đồ thị của người bán hàng, có lên, có xuống, việc của bậc thầy bán hàng là tiếp tục hành động, hành động cho đến khi đạt được mục tiêu của mình.
Tuyên ngôn của người bán dạo siêu bá đạo:
“Tôi làm những điều mà người bán hàng khác không muốn hoặc không dám làm vì tôi biết đó chính là thứ giúp tôi trở nên khác biệt và thành công. Tôi biết sẽ có những lúc khó khăn, có những người nói có, có những người nói không nên tôi tiếp tục hành động cho đến khi đạt được mục tiêu của mình”.

6/ Gắng sức thêm chút nữa 

Người bán hàng ở một mặt nào đó cũng giống như chiếc dây chun, bạn sẽ không biết bạn có thể đi xa như thế nào cho đến khi bạn tiếp tục căng sức ra, cố gắng thêm chút nữa. Việc gắng sức thêm chút nữa, căng sức thêm không phải lúc nào cũng dễ dàng và thường bị chặn lại bởi chính những niềm tin giới hạn của chính bạn trong việc đạt được những mục tiêu của mình. Đây là một thói quen mà bậc thầy bán hàng nào cũng luyện tập mỗi ngày để họ đạt được những tiêu chuẩn cao hơn mỗi ngày.

Tuyên ngôn của người bán hàng xuất sắc:
“Mỗi ngày tôi đều gắng sức, căng sức ra và làm nhiều hơn ngày hôm qua một chút. Tôi biết rằng đây chính là chìa khóa giúp tôi trở nên thành công”.

7/ Yêu thương khách hàng

Người bán hàng phải yêu thương người khác, đặc biệt khách hàng, khách hàng là phần quan trọng nhất trong bán hàng cũng như trong sự nghiệp của bạn.

Tuyên ngôn của người bán hàng:
“Tôi yêu thương khách hàng của mình cũng như tôi yêu chính bản thân tôi. Dù điều gì xảy ra tôi vẫn làm mọi điều tốt đẹp cho khách hàng của mình bởi tôi biết khi tôi làm cho khách hàng vui sướng thì tôi đã làm cho tôi sung sướng gấp 10 lần.”

9/ Dám trở nên đặc biệt là lợi thế cạnh tranh

Hãy đặc biệt theo cách của chính bạn, nhưng phải HIỆU QUẢ. Mỗi một người được sinh ra với những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Hãy học cách tối ưu hóa những sự đặc biệt, tài năng của riêng mình, đó chính là cách bạn sẽ trở nên nổi bật trước đám đông và tạo được nhãn hiệu, thương hiệu cho chính bản thân mình.
Hãy chỉ về phía ước mơ của bạn và TIẾN TỚI. Đừng nghĩ nhiều, hãy LÀM ĐI. Hãy luyện tập thói quen của bậc thầy, đọc về các bậc thầy, tìm ra những điểm khiến họ khác biệt những điểm kiến cho trở nên xuất sắc.

(St)

Những thói quen của người bán dạo siêu bá đạo