Blogroll

Kinh nghiệm thương trường học từ Tam Quốc@


Kinh nghiệm của Lưu Bị cho ta thấy: CEO hoàn toàn có thể bắt đầu từ việc bán hàng vỉa hè.
Kinh nghiệm của Gia Cát Lượng cho ta thấy: Đôi khi vào doanh nghiệp tư nhân còn có đất phát triển hơn vào doanh nghiệp nhà nước.

Kinh nghiệm của Lã Bố cho ta thấy: Nhảy việc nhiều quá sẽ dẫn đến việc không còn ông chủ nào dám nhận.

Kinh nghiệm của Bàng Thống cho ta thấy: Vẻ ngoài xấu xí quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi đi phỏng vấn xin việc.
Kinh nghiệm của Mã Tốc cho ta thấy: Dù những môn chuyên ngành có học tanh tưởi đến đâu thì chưa chắc đã có ích khi làm việc thực tế.
Kinh nghiệm của Dương Tu cho ta thấy: Trong công việc, nếu luôn tỏ ra cao minh hơn lãnh đạo, tất sẽ chết thảm.
Kinh nghiệm của Tào Tháo cho ta thấy: Muốn làm ăn được trên thị trường, trước tiên phải đề cao chính sách của Nhà nước. Muốn làm doanh nghiệp của mình lớn mạnh thì phải không ngừng hợp nhất các doanh nghiệp khác vào và đè bẹp các hộ kinh doanh cá thể.
Từ cuộc đời của Đại Kiều, Tiểu Kiều, có thể rút ra: Đàn ông vừa có tiền, vừa có tài, vừa đẹp trai thường sẽ không thể cùng bạn đi tới cuối cuộc đời.
Từ gia đình Tư Mã, ta thấy: Đi làm thuê cho người khác, chẳng thà tự mở công ty.
Kết cục của Trương Phi cho ta thấy: Phải đối xử tốt với nhân viên, nếu chỉ suốt ngày đè nén áp bức, chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả, họ có thể bỏ việc tập thể hoặc nhảy việc.
Cuộc đời Hoàng Trung cho ta thấy: Tuổi tác không thành vấn đề, quan trọng là thực lực. Đừng coi thường nhân viên già. Đôi khi họ làm còn tốt hơn nhân viên trẻ.
Từ câu chuyện ba lần tới lều tranh, ta thấy: Một người có bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc hay không không quan trọng, cái chính là phải biết tự quảng cáo bản thân mình, nâng cao danh tiếng của mình, đến lúc đó tự dưng có người tìm đến nhà, mời đi làm với mức lương cao, đồng thời cũng không được quên làm bộ làm tịch để nâng cao giá trị bản thân.
Kinh nghiệm của Trần Cung cho ta thấy: Ông chủ muốn tìm nhân viên tốt đã khó, nhân viên muốn tìm ông chủ tốt để cống hiến còn khó hơn.
Câu chuyện về ngựa Xích Thố cho ta thấy: Đồ hàng hiệu quả thật hơn đời, cho dù là second hand đi nữa, vẫn được người ta mua với giá cao, bày trong nhà như một món đồ xa xỉ vẫn thể hiện được sự giàu có của gia chủ.
Kinh nghiệm của Hoa Đà cho ta thấy: Chỉ có kỹ năng chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Quan trọng là phải được nhà nước chứng nhận, đủ giấy tờ hợp pháp, phải qua được những thí nghiệm lâm sàng. Những phòng mạch tư nhân hay thầy thuốc rong nói chung không thể tin được.
Câu chuyện Tào Tháo mời Từ Thứ cho ta thấy: Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tìm nhân tài, có thể không từ một thủ đoạn nào cả. Cho dù mời người đó đến công ty ăn lương không, chẳng phải làm gì cả, còn hơn là để anh ta làm việc cho đối thủ, ảnh hưởng đến tiền đồ của công ty mình.
Kinh nghiệm của Mã Siêu cho ta thấy: Nếu không tự kinh doanh được một mình thì tốt nhất nên tìm ông chủ nào đó mà làm công.

Học kinh nghiệm thương trường từ truyện Tam Quốc diễn nghĩa

Những khả năng chủ doanh nghiệp cần có

Bạn đang làm chủ doanh nghiệp của mình, có những vấn đề khi gặp phải bạn cảm thấy khó khăn trong việc giải quyết chúng, điều đó chứng tỏ có thể bạn đang thiếu sót một trong những khả năng sau mà người chủ doanh nghiệp - người quyết định sự sống còn của doanh nghiệp cần có: 


1. Khả năng tập trung

Khả năng tập trung sẽ giúp bạn tập trung nguồn vốn, tập trung nguồn lực vào phần có hiệu quả nhất, tránh làm việc đánh đồng, mù quáng. Tập trung sẽ thuận tiện tiến hành kế hoạch có hiệu quả hơn, mọi sự việc hay tình huống phát sinh trong doanh nghiệp đều được hỗ trợ hoặc đó là sự ảnh hưởng tốt đến các công việc của chủ doanh nghiệp. 





2. Khả năng ứng biến

Ứng phó với thay đổi. Đây là một kỹ năng rất khó, nó giúp bạn dự đoán trước được mục tiêu cần chú ý chứ không phải các vấn đề mà doanh nghiệp đang đối mặt. Nó giúp bạn bình tĩnh đối mặt với các tình huống chưa hề dự liệu hay không nghĩ tới xuất hiện trong quá trình lập nghiệp, thích ứng thuận lợi với các thay đổi.







3. Khả năng quan sát có tính sáng tạo

Phát hiện vấn đề chính xác. Đây là khả năng nắm bắt trọng tâm từ quan sát sự việc nhiều phương diện và nhiều vấn đề. Nó thúc đẩy bạn nắm bắt thực chất vấn đề chứ không phải hiện tượng bên ngoài. Nguời thiếu khả năng quan sát chỉ "biết một không thấy mười" sẽ không thấy toàn diện. Người ra quyết sách thiếu khả năng quan sát sẽ không nắm bắt được cốt lõi vấn đề do đó không thể đưa ra phương án hữu hiệu từ đó gây lãng phí nguồn vốn và nguồn nhân lực. Người có khả năng sáng tạo thường giành được thành công trên thương trường.






4. Khả năng nhạy cảm

Nhảy cảm trong đối nhân xử thế. Một chủ doanh nghiệp trong thời đại mới phải biết cách kết hợp nhân viên vào một bầu không khí văn hóa, tự động giúp nhân viên phát triển, hướng tới mục tiêu cao hơn. Bản thân cũng cần trực tiếp hòa hợp với nhân viên, duy trì việc huấn luyện và phát huy năng lực làm việc cùng tính sáng tạo của họ. Cần có nhạy cảm để kịp thời phát hiện những vấn đề gai góc phải giải quyết.






5. Khả năng nhìn xa

Xây dựng tương lai, phải có tầm nhìn xa. Chủ doanh nghiệp có khả năng nhìn xa có thể suy đoán được những điều chưa biết, vận dụng tổng hợp các nhân tố, con số, mong muốn, cơ hội thậm chí cả những rủi ro,... để xây dựng sự nghiệp, xây dựng doanh nghiệp phát triển đi lên. Họ sẽ không bị cám dỗ bởi những lợi ích nhỏ trước mắt, không sợ hãi với những khó khăn hiện tại mà trong lòng luôn duy trì một mục tiêu dài hạn.






6. Khả năng kiên trì - nhẫn nại

Hướng tới tương lai tươi sáng. Chủ doanh nghiệp cần có những ý nghĩ và hành động vượt mọi người, đồng thời cháy hết mình vì tương lai của sự nghiệp. Chỉ có tin tưởng mãnh liệt vào mục tiêu lâu dài và cố gắng trường kỳ một cách kiên nhẫn mới có thể thực hiện được mục tiêu. Cần nhất là phải nhẫn nại không được chùn bước, kiên trì hướng đến mục tiêu đã chọn.



Chủ doanh nghiệp cần có những khả năng gì?