Blogroll


Hán Cao Tổ- Lưu Bang xuất thân từ dân thường - người được mệnh danh là giỏi dụng nhân. Tuy “Trí không bằng Trương Lương, Dũng không bằng Hàn Tín, Tài không bằng Tiêu Hà”, nhưng ông lại giỏi dùng người, biết cách thu hút mọi nhân tài trong thiên hạ.

Nắm bắt được thời cơ, đình trưởng Lưu Bang đã gây dựng nên nhà Hán và trở thành vị vua đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc xuất thân từ dân thường. Cách sử dụng hiền tài của ông vua “áo vải” này có nhiều điểm nổi bật, đi trước thời đại.



1. Không câu nệ nguồn gốc
Lưu Bang có một ưu điểm rất lớn đó là ông không câu nệ trong việc dùng người tài. Những người tài dưới trướng ông xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội (quý tộc: Trương Lương, du sĩ: Trần Bình, huyện sử: Tiêu Hà, phu xe: Lâu Kính, cường đạo: Bành Việt…), nhưng dưới sự chỉ đạo của Lưu Bang họ đều phát huy hết tài năng của mình. Lịch sử đã chứng minh sách lược dùng người của Lưu Bang là rất đúng đắn, khôn ngoan.

2. Bỏ qua hiềm khích
Trong đội ngũ nhân lực của Lưu Bang có rất nhiều người đã từng phục vụ dưới trướng của Hạng Vũ. Lưu Bang vẫn mở rộng vòng tay, không tính toán, hoan nghênh họ gia nhập đội ngũ của mình. Như Hàn Tín vốn dĩ là thuộc hạ của Hạng Vũ, nhưng dưới trướng của Hạng Vũ, Hàn Tín không phát huy được hết tài năng của mình, nên mới qua đầu quân cho Lưu Bang. Thực ra một người lãnh đạo mà lúc nào cũng tính toán thiệt hơn, soi mói… thì không bao giờ chiêu mộ được nhân tài, thậm chí các nhân lực hiện có của họ sớm muộn cũng lần lượt ra đi.

3. Đúng người, đúng việc
Đầu tiên phải hiểu rõ sở trường, sở đoản của nguồn nhân lực hiện có, từ đó mới phân việc phù hợp. Lưu Bang hiểu rất rõ rằng tài năng quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo là làm thế nào để khuyến khích tính tích cực, chủ động trong công việc được giao của những người dưới quyền. Lưu Bang dùng Hàn Tín trong việc điều hành binh lực, Trương Lương làm quân sư, Tiêu Hà lo chuyện hậu cần… và đã phát huy tối đa năng lực của từng người.

4. Chân thành đối đãi
Đối đãi nhân lực một cách chân thành không chỉ phản ánh tố chất của nhà quản lý mà còn là một nguyên tắc trong quản lý nhân lực. Đối với người tài, ngoài mức thù lao hợp lý, sự tín nhiệm và tôn trọng của lãnh đạo là điều cần thiết. Lưu Bang có được sự trợ giúp tận tâm tận lực của các hiền tài như Hàn Tín, Trương Lương… chủ yếu là nhờ ông luôn tín nhiệm, tôn trọng họ và cũng nhận lại được sự tín nhiệm và tôn trọng của họ. Đây cũng là một kinh nghiệm rất quý báu, đáng để học hỏi.

5. Tin tưởng giao việc cho thuộc hạ
Điều tối kị của một nhà lãnh đạo là luôn nghi ngờ nhân viên của mình: hôm nay nghi ngờ người này, ngày mai nghi ngờ người khác. Lưu Bang có một ưu điểm nổi bật là khi quyết định dùng người nào, ông luôn tin tưởng giao cho người đó được toàn quyền xử lý công việc được giao.

6.Thưởng phạt phân minh
Trong việc sử dụng người tài, ngoài việc tín nhiệm và tôn trọng, phải có chế độ thưởng phạt phân minh. Khen thưởng chính là một sự thừa nhận thiết thực nhất của nhà lãnh đạo đối với cống hiến của thuộc cấp. Sau khi đoạt được thiên hạ, Lưu Bang đã dựa vào công tích của từng cá nhân để ban thưởng. Ngoài việc ban thưởng cho những người có công lớn như Hàn Tín, Trương Lương, Bành Việt, Hán Cao tổ còn ban thưởng cho Ung Xỉ - một người mà ông vẫn có thành kiến.

Khả năng sử dụng hiền tài đã góp phần rất lớn vào thành công trong đại nghiệp lập ra nhà Hán của Lưu Bang. Đây chính là điều mà doanh nhân thời hiện đại có thể học hỏi, rút ra những kinh nghiệm có ích trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Suy cho cùng, vấn đề cốt lõi trong vận hành doanh nghiệp của người lãnh đạo là công tác quản lý, trong đó quan trọng nhất là quản lý nguồn nhân lực.

Biệt tài dùng người của Hán Cao Tổ - Lưu Bang

8 hiệu ứng tuyệt vời áp dụng trong bán hàng giúp tăng gấp 2 gấp 3 lần tỉ lệ chốt sales.


Hy vọng sẽ giúp được các bạn trong chốt sale hiệu quả hơn ạ.

📌 hiệu ứng chim mồi :
Mua 1 dây 4 lon nước = 17$
Mua 1 dây 6 lon nước = 18$.
=> Khách hàng sẽ tập trung mua 6 lon nước và có cảm giác "Được hời". => Dây 4 lon nước là chim mồi!

📌Hiệu ứng mỏ neo:
Con số nào xuất hiện trước sẽ là mỏ neo trong tâm trí khach hàng, họ sẽ vin vào con số này để so sánh.
Sản phẩm này tôi đã phải bỏ ra hơn 30 triệu đồng để đi học 2 khóa học, và giờ đây.. cơ hội chỉ dành cho người nào nhanh tay đăng ký nhất, với giá ưu đãi là 500k. để sở hữu toàn bộ kiến thức của 2 khóa học đó.
Hoặc: neo 1 sản phẩm kém hơn với giá cao hơn trước, sau đó mới giới thiệu sản phẩm cần bán.

📌Hiệu ứng "Đánh giá nỗ lực".
Cho khách hàng thấy tạo ra sản phẩm này "Khó khăn" như thế nào? và khách sẽ trân trọng sản phẩm đó rất nhiều. Mô tả chi tiết quá trình làm ra sản phẩm
VD1: Quảng cáo Chè thái nguyên, hoặc chè Mộc Châu họ thường quay cả cảnh các cô thôn nữ đi hái chè, về phơi và các công đoạn tiếp theo… rồi mới quảng cáo hộp chè.
VD2: Các chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi đã tốn hơn 2 năm để nghiên cứu ra sản phẩm giảm cân từ thiên nhiên này, đặc biệt là tuyệt đối an toàn đối với sức khỏe người VN.
Hoặc: Tôi đã dành ra 48 tiếng đồng hồ liên tục để tạo ra cuốn EBOOK này, trong đây chứa đựng toàn bộ những hiệu ứng, chiến thuật hay nhất về Sales

📌Hiệu Ứng Sai Lầm
Hãy nói ra những "hạn chế" của sản phẩm 1 cách tinh tế.
Thật sự son không chì này đc làm từ thiên nhiên 100%, nên nó k được bám và óng như những loại son khác trên thị trường, Nhưng nó tuyệt đối an toàn cho người sử dụng và nó luôn đẹp hơn vì nó là "Son Thiên nhiên vì sức khỏe"
VD: thỏi son này hàng chất lượng cao, nhưng trong quá trình vận chuyển, em đã vô tình làm méo hộp của nó (Sai lầm) nên giờ e muốn bán rẻ lại, có chị em nào muốn mua không ạ…. (Kèm sai lầm vào để dễ dàng bán sản phẩm hơn).

📌Hiệu Ứng ảo tưởng:
Khách hàng sẽ tin 1 thông điệp là đúng khi họ được Tiếp Xúc với thông tin đó nhiều lần.
VD: Mọi người còn nhớ quảng cáo về máy lọc nước Kangaroo ? nó xuất hiện trên truyền hình quá nhiều lần, lặp đi lặp lại vs thông điệp “ Kanggaroo, máy lọc nước hàng đầu việt nam” đến nhiều năm sau.. khách hàng vẫn tin điều đó là sự thật
Ứng dụng: hãy chạy hiển thị đến 1 tệp đối tượng nhiều lần 1 thông điệp lặp đi lặp lại, hoặc sử dụng nhiều khách hàng Feedback, Seeding liên tục… họ sẽ tin điều đó là sự thật.

📌 Hiệu Ứng Mặc Định:
Khách hàng có xu hướng lựa chọn những “Lựa chọn đc mặc định” nhiều hơn là việc suy nghĩ lựa chọn những lựa chọn khác.
VD: đi KFC. Họ sẽ ít khi hỏi “Ly lớn hay nhỏ ạ?” mà họ hỏi là “Anh dùng ly lớn phải không ạ?”.
Đại đa số khách hàng đồng ý sử dụng ly nước lớn mặc định theo câu hỏi của người bán hàng.

📌Quy luật 100.
Nếu bạn giảm giá sản phẩm.
Nếu SP có giá dưới 100. Thì giảm bằng %.
Nếu SP có giá trên 100 thì giảm bằng tiền mặt.
VD: cuốn sách này có giá 99K. và hôm nay được giảm 20% (thực chất có 20K). nhưng để giảm 20.000vnđ thì quá bé. Khách hàng sẽ không thấy được điều gì.
VD: Chiếc laptop này có giá 15 triệu đồng. và hôm nay được giảm 1tr500 ngàn đồng (sẽ to hơn rất nhiều so vs 10%).

📌Hiệu Ứng Sở hữu
Khách hàng thường đánh giá cao việc mua những sản phẩm mà mình “ đã Từng “ sở hữu.
Đây là lý do mà những nơi bán máy massage đều cho dùng thử trước, nệm cao cấp cho nằm thử trước thậm chí ô tô cho lái trước. Khách hàng đã sử dụng qua thường mua nó với giá cao hơn là chưa từng được sở hữu.
Tùy vào từng sản phẩm dịch vụ mà các bạn có thể áp dụng các hiệu ứng để tăng doanh số gấp nhiều lần hơn. Chúc các bạn thành công!









8 hiệu ứng tuyệt vời áp dụng trong bán hàng


💢4 LẦM TƯỞNG về Marketing từ doanh nghiệp lớn đến SHOP Online ai cũng mắc phải


Cho dù bạn là doanh nghiệp lớn hay chỉ là một shop kinh doanh online nho nhỏ, thì việc mắc những lầm tưởng trong marketing là không tránh khỏi. Vậy những sai lầm đó là gì? bạn có biết và tự chỉnh sửa được không?


💥Lầm tưởng 01: Giỏi làm Facebook, Google adwords, SEO,… chắc chắn biết làm Marketing
“Chúng tôi là Marketer, và chúng tôi biết làm tất cả mọi thứ từ SEO, thiết kế đồ họa, website, bán hàng cho đến mạng xã hội.”
Sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp là tôn thờ công cụ quảng cáo! Hãy nghĩ lại, Marketing là tư duy, chứ không phải công cụ. Người có tư duy sẽ biết cần phải làm gì khi không biết nhiều về công cụ, không có công cụ, thậm chí không có tiền. Người giỏi công cụ chưa chắc đã biết gì về Marketing, chỉ cần 1 thay đổi nhỏ về thuật toán, hoặc sản phẩm khác, môi trường khác… là kinh nghiệm coi như về 0.
Giả dụ một ngày facebook sập chẳng hạn. (Cũng không xa vời đến thế đâu. Nhớ 10 năm trước Yahoo!360 từng hot thế nào rồi chứ. Giờ bạn có thấy ai dùng nó nữa không?) Hoặc là bạn có tư duy Marketing và nhảy tung tăng sang một môi trường mới với rất ít thời gian thích nghi. Hoặc phương án 2 là lại lếch thếch đi học một khoá vận hành công cụ?! Hoặc là bạn có Tư duy, hoặc là lại đi học công cụ.
Lầm tưởng 1 về marketing
💥💥Lầm tưởng 02: Marketing là quảng cáo, PR, tiếp thị, v…v…
Giống như “Con voi là cái tai, cái vòi, cái đuôi và… n cái khác” – cực kỳ phiến diện và khiến mọi người nhầm lẫn hoàn toàn giữa các khái niệm. Bản thân từ “Marketing” không thể dịch chính xác sang tiếng Việt, thế là có đến “5 người, 10 ý” về từ này, nghề này hay người làm nghề này.
Marketing là quảng cáo, PR, tiếp thị,…??? Marketing ngắn gọn là đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cái khác biệt lớn nhất giữa Marketing và các đối tượng còn lại là tư duy:
- Tư duy của người làm PR: làm thế nào để người khác (báo chí, khách hàng) chủ động nói tốt về mình.
- Tư duy của người làm Sales: làm thế nào để người khác mua hàng của mình, càng nhiều càng tốt, miễn đẩy được hàng đi, thu được tiền về thì mọi phương tiện (khuyến mãi, giảm giá, trò chơi v..v…) đều là hợp lý.
- Tư duy của người làm Branding: làm thế nào để hình ảnh công ty in thật đậm vào tâm trí người dùng nhất có thể, tiêu tiền bao nhiêu cũng là hợp lý, nhưng thu tiền về thì không nặng nề như Sales.
- Tư duy của Marketing: là thống nhất và kết hợp, điều chỉnh hài hoà tất cả các tư duy trên. Marketing đặt mục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng để đem về lợi nhuận, thị phần, thương hiệu. Tư duy của Marketing hướng đến người tiêu dùng để nhận về lợi nhuận.
💥💥💥Lầm tưởng 03: Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần làm Marketing, bởi vì nó rất tốn kém
Có một sự thật đáng buồn là phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có phòng Marketing trong công ty. Họ cho rằng bộ phận Marketing chỉ cần thiết với những doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn, còn vừa và nhỏ thì cứ có phòng kinh doanh (sales) là đủ rồi.
Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần làm Marketing?
Đây là 1 quan niệm sai lầm và nguy hiểm. Marketing sẽ quyết định doanh nghiệp bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào. Vậy nếu không có bộ phận Marketing hoặc không ai có tư duy Marketing trong công ty, việc này sẽ được quyết định ra sao? Hay doanh nghiệp thích sản xuất cái gì thì sản xuất cái đấy, giỏi làm cái gì thì làm cái đấy, còn bán hàng như thế nào là việc của Sales? Về lâu dài chưa biết sản phẩm sẽ đi về đâu chứ chưa nói đến “thương hiệu”?!
Nếu nói rằng làm Marketing rất tốn kém, doanh nghiệp không đủ lớn không thể làm được ư? Điều này chưa chính xác bởi làm Marketing là cả 1 quá trình, với rất nhiều yếu tố để đạt được mục tiêu chứ không chỉ đốt tiền chạy quảng cáo. Với nền tảng tư duy Marketing vững chắc, bạn thậm chí có cách thoả mãn nhu cầu khách hàng với chi phí tối thiểu!
💥💥💥💥Lầm tưởng 04: Phải thật sáng tạo!!!
Sáng tạo dĩ nhiên là tốt, nhưng với nghề này nó không phải là yếu tố quyết định! Marketing là “sáng tạo” dựa trên thực tế thị trường. Tức là bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian nghiên cứu tất cả mọi thứ (thị trường, đối thủ, khách hàng,…) rồi từ đó quyết định xem nên bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào, kế hoạch ra sao cho phù hợp nhất.
Marketing yêu cầu một cái đầu biết tư duy đúng và chuẩn hay còn gọi là tư duy khoa học. Nếu chỉ ăn bằng vốn sáng tạo đơn thuần, thì bạn nên theo ngành quảng cáo thay vì Marketing. Chúng tôi cũng lưu ý bạn, muốn sáng tạo trong Marketing, thì vẫn phải hiểu về insights và behaviour của khách hàng bạn nhé. Nếu chỉ ăn bằng vốn sáng tạo đơn thuần, bạn nên theo ngành Quảng cáo thay vì Marketing.
Vừa đi hết 1 chặng đường dài qua 4 sai lầm phổ biến về Marketing, đọc đến đây chắc các bạn đã hoang mang không ít. Liệu bạn đã hiểu đúng về Marketing? Bạn đã tự có câu trả lời cho mình rồi đúng không. Nếu chưa rõ, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: "5 sai lầm phổ biến của doanh nghiệp nhỏ trong thương mại điện tử" nhé.
(nguồn: matbao.vn)

4 Lầm tưởng về MARKETING