Blogroll

Chúng ta cùng tìm hiểu một chút về CRM để hiểu và thực hiện lập kế hoạch chuẩn xác hiệu quả hơn


Định nghĩa CRM
CRM (Customer Relationship Management - Quản lý quan hệ khách hàng) là một phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, số điện thoại, địa chỉ, email… nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông tin của khách hàng sẽ được cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành danh sách khách hàng tiềm năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.


Tại sao nên dùng CRM
Vì chi phí kiếm khách hàng mới nhiều hơn gấp 6 lần so với duy trì khách hàng cũ,
Trong khi đó, 20% khách hàng cũ đem lại 80% lợi nhuận cho công ty,
Một khách hàng không thỏa mãn sẽ chia sẻ sự khó chịu của họ cho từ 8-10 người khác.
Và kể cả nếu khách hàng không hài lòng nhưng nếu bạn quản lý, chăm sóc tốt và giải quyết tốt khiếu nại thì khách hàng vẫn tín nhiệm bạn! Một con số thống kê cho thấy 70% khách hàng có khiếu nại sẽ vẫn trung thành với công ty nếu khiếu nại của họ được giải quyết thỏa đáng.


CRM tại sao trở thành mối quan tâm của doanh nghiệp
CRM có thể hiểu là một phần mềm quản lý quan hệ khách hàng, một chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp cần sử dụng để giảm chi phí và tăng lợi nhuận bằng cách củng cố sự hài lòng của khách hàng, lòng trung thành. Sự thật là CRM tập hợp thông tin từ tất cả các nguồn dữ liệu trong một tổ chức (và có khi thích hợp từ bên ngoài tổ chức) để cung cấp cho các nhà quản trị một cái nhìn mới mẻ và định hướng mới dựa trên các dữ liệu phân tích. Điều này cho phép khách hàng phải đối mặt với nhân viên trong các lĩnh vực như bán hàng, hỗ trợ khách hàng và tiếp thị để đưa ra quyết định nhanh chóng và được thông báo về tất cả mọi thứ từ mô hình “Cross-selling and upselling” cơ hội để nhắm mục tiêu chiến lược tiếp thị mục đích tạo chiến thuật định vị cạnh tranh.

CRM có liên quan mật thiết tới các đối tượng sau
Khách hàng: là đối tượng sử dụng hàng hóa nói chung và có khả năng lựa chọn sản phẩm tiêu thụ cho chính mình đồng thời chọn các nhà cung cấp khác nhau.

Mối quan hệ trong kinh doanh: là các hoạt động của công ty với đối tác hay khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch qua lại .Thông qua cá quá trình tương tác giúp bên bán hiểu các yêu cầu của khách hàng, đánh giá được khách hàng tiềm năng. Giúp gia tăng cơ hội trao đổi bán hàng từ đó hình thành mối quan hệ kinh doanh bền chặt hơn.

Nhà quản lý: là hoạt động của doanh nghiệp thực hiện tương tác với khách hàng có chủ đích. Những tương tác này được hình thành những module lớn hỗ trợ nắm bắt giải quyết, nhu cầu của khách hàng. Khách hàng là trung tâm, mọi hoạt động của công ty đều được xây dựng hướng đến chủ thể đó.


Triển khai - thiết lập một dự án CRM thành công vấn đề đầu tiên là cần có một kế hoạch thực hiện CRM hiệu quả. Bài viết này chia sẻ các bước cần phải tiến hành khi tạo lập kế hoạch triển khai dự án CRM cho doanh nghiệp của bạn qua 10 bước dưới đây


1. Thiết lập mục tiêu ban đầu rõ ràng:
Cần xác định rõ ràng các mục tiêu vĩ mô cho kế hoạch của bạn. Ví dụ: cần các báo cáo tốt hơn, một chu trình bán hàng ngắn hơn hay tỉ lệ chuyển đổi giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng thực sự được cải thiện…


2. Xác định mục tiêu cần ưu tiên:
Lên kế hoạch thực hiện CRM của bạn với cách tiếp cận từng giai đoạn. Tập trung vào các mục tiêu có thể đánh nhanh thắng nhanh.

3. Xây dựng đội ngũ dự án chuẩn:
Một nhóm thực hiện dự án CRM được đề nghị sẽ bao gồm: người điều hành chung, người quản lý dự án, người quản trị CRM và người sử dụng chính.

4. Xem xét lại các quy trình của bạn:
Xem xét lại các quy trình của bạn để đánh giá xem nó sẽ được quản lý như thế nào bởi một ứng dụng CRM.

5. Xem xét đầu ra của CRM:
Xác nhận các số liệu quan trọng mà bạn muốn hệ thống CRM của bạn đo lường. Hãy suy nghĩ về các loại báo cáo, biểu đồ và các thông tin khác mà bạn sẽ phải theo dõi trong suốt quá trình quản lý sau này.

6. Chuẩn bị  - Xác định dữ liệu mà CRM cần quản lý:
Những dữ liệu cần nhập vào hệ thống CRM mới của bạn? Làm thế nào để làm sạch dữ liệu cũ? Với dữ liệu cũ thì bạn muốn lấy từ thời điểm nào? Loại thông tin nào sẽ được nhập ngoài danh sách người liên lạc và các công ty?
Xác nhận những dữ liệu bạn cần phải theo dõi trên mỗi bản ghi CRM bao gồm người liên lạc, các cơ hội kinh doanh, các vụ việc, chiến dịch, đầu mối và bất kỳ mối quan hệ hoặc quá trình nào đó cần được quản lý.

7. Tích hợp CRM:
Ứng dụng CRM của bạn cần phải tích hợp với các ứng dụng nào hiện có? Mức độ tích hợp như thế nào tới các nguồn dữ liệu khác? Truy cập chỉ đọc, đồng bộ 1 chiều hoặc 2 chiều, có tích hợp với quy trình xử lý đơn hàng hay trang web.

8. Phân quyền sử dụng:
Làm thế nào dữ liệu CRM sẽ được chia sẻ giữa các nhóm? Xem xét phân quyền theo vai trò người dùng. Có phải tất cả người dùng đều được phép ví dụ như xuất sang Excel hoặc truy cập vào tất cả hồ sơ?

9. Xác định các rủi ro:
Mỗi dự án CRM có những rủi ro liên quan đến công nghệ, người sử dụng và quy trình. Đánh giá những rủi ro lớn nhất đối với dự án của bạn và thực hiện các bước để giảm thiểu các mối đe dọa.

10. Tạo một kế hoạch CRM thông qua người dùng:
Việc ít thông qua người dùng đầu cuối là nguyên nhân số 1 về sự thất bại của dự án CRM. Tham khảo ý kiến người sử dụng chính ở giai đoạn đầu sẽ kích thích sự quan tâm của họ. Đảm bảo các cam kết và ủng hộ CRM từ phía lãnh đạo. Đề cử 1 người dùng CRM trong từng bộ phận và tạo thuận lợi cho việc sử dụng của người dùng bằng các buổi huấn luyện sử dụng.

Là 1 doanh nghiệp bạn cần hiểu rõ và nên thiết lập kế hoạch CRM ngay từ bây giờ. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ phần nào giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ. Chúc các bạn thành công.

Tìm hiểu - Lập kế hoạch CRM cho doanh nghiệp thành công với 10 bước

CEO cần hiểu SEO như thế nào?

Khi một CEO làm SEO phải hiểu đúng giá trị và sẵn sàng thực hiện chiến lược đó. Theo tôi ở thời điểm hiện tại một CEO khi nghĩ đến SEO là một chiến lược, một phương pháp quảng bá hình ảnh, marketing cho doanh nghiệp, có thể dùng SEO để nâng tầm, mở rộng thương hiệu hoặc tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp nhưng SEO sẽ không giải quyết tất cả các vấn đề về phát triển và lợi nhuận của công ty.


CEO nên hiểu rằng làm SEO là sẽ phải bỏ thời gian, công sức và tốn tiền chứ không free, xem việc thực hiện SEO cho doanh nghiệp đó là sự đầu tư chính đáng, chiến lược bài bản và thời gian xác nhận kết quả SEO. 

Chi phí mà CEO phải tốn khi đầu tư làm SEO đó là:

- Thuê Agency tư vấn: Cho dù là theo hợp đồng hay hàng tháng thì nhiều công ty sẽ chọn agency để được tư vấn SEO. Các Agencies cung cấp và tư vấn đầy đủ nhất được đúc kết từ những chuyên gia có kinh nghiệm về SEO trong đội ngũ của họ. Chi phí tất nhiên không rẻ, nhưng nó là điều kiện cần thiết rất quan trọng cho định hướng chiến lược SEO cho doanh nghiệp

Nhân viên SEO: Thuê được một nhân viên SEO tốt, được việc theo yêu cầu không hề rẻ, nhân viên SEO chất lượng thì chi phí càng tăng.

Báo cáo hiệu quả: làm SEO xoay quanh những con số. Mọi quyết định được hỗ trợ từ dữ liệu các ở các công cụ. Dữ liệu này khổng chỉ xuất hiện trong những biểu đồ tròn hoặc so sánh độ thị dạng thanh theo từng năm. Nó được khai thác từ rất nhiều số liệu từ các công cụ phần mềm phân tích chuyên dụng hoặc cơ bản từ Google Analytic. Dù sử dụng bằng cách nào khác thì việc xuất báo cáo để thực hiện SEO thì nó cũng tốn chi phí.

- Xây dựng website (link building): muốn có cơ sở để phát triển tốt hơn, CEO cần xây dựng website riêng cho doanh nghiệp để việc có kết quả SEO bền vững hơn. Quan trọng nhất của việc xây dựng website phải chuẩn SEO để lên TOP.

SEO là sự đầu tư dài hạn, có quy trình, phương pháp; SEO là một chiến lược kinh doanh online.

Nếu bạn là CEO, bạn chưa hiểu SEO, tôi có thể tư vấn và đào tạo cho bạn hiểu và làm SEO đúng định hướng để phát triển doanh nghiệp mạnh hơn nữa. 



Tôi là Đồng Hoàng Hiệp (CEO của thương hiệu SEO4SalesHàng Thái Lan Neko Storevới mong muốn tạo cộng đồng CEO làm SEO hiệu quả. Việc tìm kiếm nhân sự, tuyển dụng SEOer sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, phát triển SEO để doanh nghiệp bán hàng hiệu quả hơn. Nếu các bạn lướt qua bài viết này, xin vui lòng cho 1 like vào Fanpage: SEO4Sales để tôi phát triển cộng đồng này ngày càng rộng rãi hơn, giúp CEO tìm được nguồn SEOer chất lượng hoặc SEOer sẽ tìm được công việc phù hợp nhất.









Khi CEO làm SEO