Blogroll

Bán hàng nhanh nhờ 10 phương pháp cross - sale hiệu quả nhất


I. Điều đâu tiên bạn cần hiểu Cross - selling là gì?

Cross-sell là một thuật ngữ marketing dùng để nói về cách thức giới thiệu những sản phẩm hoặc dịch vụ cộng thêm có liên quan đến thứ mà khách hàng đang hoặc đã mua.

Ví dụ: Việc tìm kiếm sản phẩm ga trải giường trên mạng có thể đưa đến việc giới thiệu một danh sách những sản phẩm về rèm. Một ví dụ phổ biến của cross-sale là câu nói thường gặp trong lĩnh vực thức ăn nhanh: “Bạn có muốn ăn kèm với khoai tây chiên không?”. Còn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, cross-sale có nghĩa là giới thiệu nhiều loại hình đầu tư cho nhà đầu tư, hoặc thậm chí là dịch vụ bảo hiểm cho nhà đầu tư hoặc chuẩn bị thuế cho những khách hàng đang dự tính về hưu.

Up-sale trong marketing là cách thức giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp (về giá) hơn cho những khách hàng đang hoặc đã mua. Ví dụ điển hình nhất của up-sale là câu nói phổ biến trong lĩnh vực thức ăn nhanh: “Bạn có muốn một phần bánh siêu bự?” 

II. Khác biệt giữa cross-sell và up-sale:

Up-sale là làm cho khách hàng trả tiền nhiều hơn để mua sản phẩm hay dịch vụ đắt tiền hơn của cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ đó, hay là những chức năng/dịch vụ bảo hành có liên quan đến sản phẩm dịch, dịch vụ.

Cross-sell là làm cho khách hàng trả tiền nhiều hơn để mua thêm các sản phẩm, hay dịch vụ khác loại với sản phẩm hay dịch vụ vừa lựa chọn hoặc mua.


III. Các phương pháp để thực hiện cross-sale:

Nhiều nhà kinh doanh ban đầu thường giới thiệu nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ. Những thứ đó có thể thực hiện rất tốt việc nâng cao hiểu biết của khách hàng về những giải pháp họ cung cấp. Hình thức cross-sale này có thể là một cung cấp rất hiệu quả cho những nhà kinh doanh nhỏ. Khi bạn cross-sale, bạn giới thiệu tới khách hàng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó liên quan bất kỳ tới những thứ họ đã mua. Nó có thể đơn giản như là một người phục vụ hỏi khách hàng có muốn một phần rau trộn đi kèm với món ăn chính. Up-sale định vị những sản phẩm có giá cao hơn tiếp theo những trường hợp tốt/tốt hơn/tốt nhất. Cả 2 phương thức đều khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn một chút nhưng có thể tăng đáng kể doanh số của bạn Nhưng có thể bạn lo lắng về việc có thể làm khách hàng khó chịu khi giới thiệu quá nhiều sản phẩm cho họ. Nhưng đừng lo lắng. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết người mua đều thích với việc được giới thiệu về những sản phẩm hoặc dịch vụ khác tốt hơn hoặc chưa bao giờ được thấy trước kia. Đó là phương thức chứng tỏ rằng bạn quan tâm và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng. Dưới đây một vài gợi ý có thể làn tăng khả năng thành công của việc cross-sale.


IV . Dưới đây là 10 cách cross-sale tốt nhất:

1. Hãy chuẩn bị trước rồi hãy hỏi
Bạn phải bảo đảm chắc chắn rằng bạn đã có đủ các sản phẩm bổ sung cho nhau. Nếu bạn bán giày, chuẩn bị sẵn một vài sản phẩm như xi đánh giày, tất vớ để thực hiện cross-sale. Sau đó đơn giản chỉ là nhớ hỏi khách hàng họ có muốn mua thêm thứ gì không. Sản phẩm cross-sale phải rẻ hơn sản phẩm ban đầu, và phải là những thứ có thể khiến khách hàng quyết định mua một cách nhanh chóng. Sản phẩm càng phức tạp thì càng tốn thời gian giải thích và càng làm khó khăn thêm cho việc cross-sale.
Bạn phải bảo đảm đội ngũ nhân viên phải quen thuộc & hiểu tất cả sản phẩm của doanh nghiệp, thứ nào thì đi kèm với thứ nào. Đồng thời bạn cũng phải dạy họ thuần thục việc cross-sale như thế nào.

2. Định vị một cách thông minh
Hãy học từ các siêu thị và sạp báo: Có một lý do nào đó khi họ luôn luôn đặt kẹo cao su, sô cô la hoặc tạp chí tại quầy tính tiền. Đặt một sản phẩm rẻ tại nơi khách hàng chờ tính tiền khuyến khích họ mua nó. Nên nhắm đến việc đặt những sản phẩm rẻ nhất sẽ bổ sung tốt nhất cho những sản phẩm bán chạy nhất của bạn. Hãy nhìn vào quầy tính tiền ở các siêu thị sẽ rõ về cách này nhất.
Thời đại 4.0 là xu thế thì bạn nên xem thêm cách tiếp theo...

3. Nâng cấp cho trang Web của bạn
Điều rất thuận lợi cho việc cross-sale trực tuyến là bạn có rất nhiều dữ liệu để thực hiện. Bạn thậm chí còn có thể tự động hóa việc giới thiệu cross-sale, bằng cách sử dụng các thông tin mà các khách khác đã mua (xem kỹ hơn về phần này trong cách bên dưới). Nếu điều đó vượt quá chi phí, bạn có thể chỉ cần giới thiệu những sản phẩm của bạn theo cách trực quan: nếu ai kiếm “hạt giống cà chua”, giới thiệu cho họ khay gieo hạt, phân hữu cơ hay miếng phủ bằng xenlulo. Sử dụng chức năng “Site overlay” trên Google Analytics để xem những sản phẩm nào hay đi chung với nhau nhất (Dựa theo chi tiết việc khách hàng xem từ sản phẩm nào đến sản phẩm nào), và sử dụng dữ liệu bán hàng một cách thông minh, nó chỉ ra rằng những sản phẩm nào được khách hàng mua cùng một lúc. Tuy nhiên bạn phải chắc rằng khách hàng có thể dễ dàng tìm kiến thông tin họ cần trên những sản phẩm thêm mà không phải đi quá xa sản phẩm ban đầu. Tất cả các trang phải tận dụng hết những cơ hội cross-sale có thể, và chú ý đặc biệt trang tính tiền vì nó là một cơ hội lớn để cross-sale.


4. “Những khách hàng mua giống bạn cũng đã mua những thứ này”
Vào năm 2006, 35% doanh số trong năm của Amazon đến từ cross-sale. Việc giới thiệu của “Những khách hàng mua giống bạn cũng đã mua những thứ này” và “Những sản phẩm thường được mua chung với nhau” thật không tưởng. Nó đánh vào niềm tin của khách hàng dựa trên những khách hàng khác có chung sở thích. Điều đó chính là cross-sale nhưng lại làm không làm cho khách hàng cảm thấy Amazon đang đưa ra đề nghị mua hàng, và do đó làm cho Amazon thoát khỏi việc tạo ra khó khăn trong việc bán hàng. Họ chỉ giới thiệu những thứ mà khách hàng thích.
Bạn có thể làm giống như Amazon bằng cách tự động đưa ra những lời đề nghị giống Amazon đã làm (cách này tương đối tốn kém), hoặc bạn có thể chỉ cần đưa lên mạng những sản phẩm một cách thủ công ở những nơi phù hợp dưới tiêu đề “Mua thêm”/ "Sản phẩm kèm" (cách này sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể nhưng sẽ tốn thời gian hơn). Sử dụng dữ liệu bán hàng trong những sản phẩm được mua cùng nhau, hoặc chỉ cần giới thiệu sản phẩm theo cách trực quan. Sử dụng cách này trên những khách hàng bằng cách thỉnh thoảng đề cập tới những khách hàng có sở thích giống nhau và những thứ họ đã mua gần đây.

5. Tạo ra nhiều ưu đãi
Những khuyến mãi hấp dẫn như “Giao hàng miễn phí cho những đơn hàng trên 40 đô-la” sẽ khuyến khích khách hàng mua thêm cho đủ số tiền. Hoặc bạn cũng có thể thử sử dụng phiếu giảm giá hoặc phiếu quà tặng cho những đơn hàng vượt quá một giá trị nào đó, hoặc cũng có thể thưởng điểm tích lũy gấp đôi cho khách hàng thân thiết khi mua cùng một số tiền. Những phương pháp bên trên và bên dưới cũng có thể sử dụng kết hợp với phương pháp này để tạo ra thêm nhiều hiệu quả.

6. Đóng gói sản phẩm
COMBO rất hiệu quả vì chúng hợp với nhau một cách tự nhiên và được gộp chung tạo thành một gói sản phẩm với một giá hấp dẫn. Khách hàng cảm thấy họ đã tiết kiệm một khoản tiền trên những thứ họ có thể mua – hoặc muốn mua. Bạn hãy tìm một mức giá vừa có thể sinh lời vừa làm cho khách hàng cảm thấy được lợi, sau đó giới thiệu gói sản phẩm đó tới khách hàng một cách trực quan nhất và sắp xếp tất cả sản phẩm trong đó cùng với nhau. 
COMBO - là thuật ngữ thường dùng với phương pháp này.

7. Giới thiệu một dòng sản phẩm
Nếu bạn từng thử đọc phần dưới của chai dầu gội đầu trong lúc tắm (ai chưa từng làm điều đó nhỉ?), bạn có thể nhớ đến một miếng dán tiếp thị rất khéo kiểu cũ: “Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng chung với [tên một sản phẩm cùng nhãn hiệu].” Nếu bạn có những sản phẩm của cùng một dòng, sử dụng phương pháp này là điều không cần phải suy nghĩ.

8. Đề nghị của chuyên gia
Nếu bạn không có quyền quyết định trên những mẫu mã sản phẩm bạn bán, thì hãy tận dụng ý kiến chuyên gia trên hai hoặc ba sản phẩm đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng cùng nhau. Chuyên gia cũng có thể là bạn nếu cần: bạn hiểu các sản phẩm nhiều hơn là khách hàng của bạn, bạn nên chỉ ra những hiểu biết đó. Hoặc sử dụng trích dẫn từ chuyên gia hoặc các bài viết bạn đã đọc.

KOL (Key opinion leader - người có ảnh hưởng lan tỏa) hoặc Influencer (người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực nào đó - chuyên gia) đang được sử dung rộng hiện nay. Đó là lý do tại sao một số sản phẩm được Diễn viên, người nổi tiếng, bác sĩ là người quảng bá...

9. Trong lúc thương thảo
Nếu bạn đang thương thảo với khách hàng trực tiếp, có thể là trong phòng hội thảo hoặc là quầy mỹ phẩm tại trung tâm thương mại, nghĩa là bạn đang có cơ hội gieo mầm cross-sale ngay từ ban đầu. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc, khi bạn đang rút ra những điểm trọng yếu của khách hàng tiềm năng, ghi nhớ trong đầu tất cả mọi thứ ngay cả khi bạn đang tập trung vào một vấn đề lớn. Và khi buổi gặp mặt gần sắp kết thúc, hãy thuyết phục họ rằng những điểm trọng yếu đó sẽ được giải quyết trong những sản phẩm của bạn – cùng với một chút chiết khấu cho khách hàng, nếu bạn muốn (Điều này phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng điêu luyện của người chốt sale) 

10. Giảm giá cho lần mua thứ hai
Những thứ “gắn thêm” hay “phụ thêm” đã trở nên bắt buộc giữa các công ty điện thoại trong những năm gần đây. Nó hiệu quả vì nó giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm phụ thêm mà họ mong muốn (nhưng không cần thiết), đồng thời đi kèm với những khuyến mãi hấp dẫn. Khách hàng thì có cảm giác được lợi, và công ty thì được hưởng lời cao hơn vì bạn được 2 dịch vụ thay vì là 1. Thường thì khách hàng sẽ chẳng bao giờ mua sản phẩm thứ hai nếu nó không giảm giá từ 1-10 đô la. Khuyến mãi được ưa thích “Mua 2 thì tặng 1 miễn phí”. 

Có 1 cách bán mà HOANG HIEP DONG nghe rất thích thú "BÁN TRẢ GÓP cái ốp lưng mạ vàng giá 4triệu9 vnđ TẶNG Iphone 11" 😆😉

Tuy nhiên, khi nào mà bạn còn đưa ra cho khách hàng những sản phẩm có sức thu hút tức thời, và số tiền giảm giá bạn đưa ra không làm ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận, thì bạn nên áp dụng phương pháp này. Nó có thể giảm lợi nhuận của bạn một ít nhưng làm tăng gấp đôi lượng hàng bán ra mỗi giao dịch – đặc biệt là trong những thời điểm bán chậm. Nó cũng làm cho khách hàng có cảm giác được lợi khi mua những món hàng giảm giá. (Nếu họ không có hứng thú với những đề nghị của bạn lần đầu tiên, sử dụng thư trực tiếp để tiếp tục đưa ra những khuyến mãi tương tự để khuyến khích khách hàng mua hàng tiếp tục.) Phương pháp này không khác với ý tưởng bán hàng trọn gói, bạn chỉ là định vị nó khác một chút. Một là bạn đưa ra khuyến mãi lúc cuối của quá trình mua hàng, còn một là chọn khuyến mãi trong quá trình mua hàng.

V. Cách Amazon và Ebay – cross-sale trực tuyến 

Trên internet, cross-sell chiếm vị thế chủ đạo một cách hiển nhiên. Đó là hình thức khuyến mãi những sản phẩm đi kèm có liên quan đến những sản phẩm vừa được mua. Amazon là một trong những công ty đầu tiên sử dụng cross-sale để nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ kh|ch h{ng cũ, thu hút khách hàng mới và duy trì vị thế cạnh tranh. Nếu bạn mua một loại sản phẩm nào đó, bất kể là quyển sách hay một đĩa CD, bạn sẽ thấy một lưu ý lúc tính tiền hoặc qua email. Lưu ý ấy bảo rằng những khách hàng khác cùng mua sản phẩm giống bạn đều thích những sản phẩm tương tự khác. Ngay khi bạn mua một quyển sách kinh doanh, bạn sẽ được lưu ý những cuốn sách giống như vậy. Phương thức cross-sale của Amazon hết sức hiệu quả, cung cấp thêm những giá trị cộng thêm cho kh|ch h{ng đồng thời tăng doanh số bán hàng của họ.

Ebay là một ví dụ khác của một trang web trực tuyến sử dụng cross-sale. Khi bạn bán khăn tắm và đồng thời cũng có những vật dụng trong nhà tắm khác, hoàn toàn phù hợp cho việc sử dụng cross-sale. Nó dễ dàng nhận biết, bởi vì nó có thể tăng gấp đôi doanh số trên cùng một lần bán hàng.















Cross - Selling là gì? ĐẮT KHÁCH hơn với 10 cách Cross-sale

Đối với doanh nghiệp ở thời đại 4.0, doanh thu từ nhiều nguồn, một trong số đó là từ Thương Mại Điện tử (TMĐT) bao gồm tất cả các hình thức kinh doanh online. Sau đây tôi xin chia sẻ 7 công thức tính toán để các bạn có thể xác định rõ hiệu quả mang lại từ kinh doanh online.


1. Tỷ lệ khách thanh toán khi mua hàng

                  Khách mua          = % Tỷ lệ khách chuyển đổi 
               Khách ghé thăm

Mẹo: Chúng ta nên chia ra nhiều phân đoạn (độ tuổi / giới tính / hành vi / sở thích) để chia tỷ lệ khách hàng theo từng chiến dịch cho chính xác.

2. Khối lượng mua hàng bình quân của mỗi khách 

                           ⅀ Tổng sức mua       
                          Số lượng người mua

Mẹo: Nên phân đoạn đối tượng khách hàng mua sắm, lưu lượng khách hàng truy cập hoặc phân đoạn theo khung thời gian,..vv..


3. Tỷ lệ từ bỏ

Số % khách hàng từ bỏ khi đang mua sắm 

*             (Khách bắt đầu - khách kết thúc)        = Tỷ lệ từ bỏ
                       Khách đang mua sắm


*      Tối ưu hóa giỏ hàng 

              (Khách hàng bắt đầu - Khách kết thúc)      =  Tỷ lệ từ bỏ
                    Khách bắt đầu bước hiện tại


4. Chi phí thu hút hấp dẫn khách hàng

                       ⅀ Tổng số tiền Marketing                 
                   tổng số khách hàng chuyển đổi


Mẹo : Nghiên cứu các kênh phù hợp, tối ưu hóa các công cụ chuyển đổi và cải thiện quá trình bán hàng cũng như dịch vụ để tối ưu hóa chi phí.


5. Lập bảng so sánh sức mua của khách hàng mỗi kỳ ( tháng/ quý / năm)

                  ⅀ Tổng sức mua của mỗi tháng/quý/năm       
                          Tổng lượng khách truy cập


6. Hiệu quả của sự lan truyền (truyền thông) 

*         ⅀  tổng khách được mời       =   Tỷ lệ khách hàng được mời dùng thử 
              Người dùng thử



*             Người dùng thử đăng ký       = Tỷ lệ chấp thuận của khách hàng
             Tổng khách được mời 



*     [TỶ LỆ MỜI]   x   [TỶ LỆ CHẤP THUẬN]  =   HIỆU QUẢ LAN TRUYỀN


7. Giá trị lâu dài của mỗi khách hàng (doanh thu trên mỗi khách hàng) 

Công thức tính này có thể để đo lường được sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp 

[Giá trị bán hàng bình quân]  x  [ Tổng số giao dịch lặp lại] x  [Tổng thời gian tái mua hàng] = DOANH THU KHÁCH HÀNG ĐƠN LẺ.

Hy vọng với 7 công thức trên bạn sẽ giúp doanh nghiệp của mình phát triển mạnh mẽ hơn. Gắn kết dài lâu với khách hàng đang có và mở rộng thị trường cũng như phát triển thêm nhiều kênh bán hàng hiệu quả hơn nữa. CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!



Hiệu suất doanh thu từ khách hàng đối với doanh nghiệp qua 7 bước tính

Chúng ta cùng tìm hiểu một chút về CRM để hiểu và thực hiện lập kế hoạch chuẩn xác hiệu quả hơn


Định nghĩa CRM
CRM (Customer Relationship Management - Quản lý quan hệ khách hàng) là một phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, số điện thoại, địa chỉ, email… nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông tin của khách hàng sẽ được cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành danh sách khách hàng tiềm năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.


Tại sao nên dùng CRM
Vì chi phí kiếm khách hàng mới nhiều hơn gấp 6 lần so với duy trì khách hàng cũ,
Trong khi đó, 20% khách hàng cũ đem lại 80% lợi nhuận cho công ty,
Một khách hàng không thỏa mãn sẽ chia sẻ sự khó chịu của họ cho từ 8-10 người khác.
Và kể cả nếu khách hàng không hài lòng nhưng nếu bạn quản lý, chăm sóc tốt và giải quyết tốt khiếu nại thì khách hàng vẫn tín nhiệm bạn! Một con số thống kê cho thấy 70% khách hàng có khiếu nại sẽ vẫn trung thành với công ty nếu khiếu nại của họ được giải quyết thỏa đáng.


CRM tại sao trở thành mối quan tâm của doanh nghiệp
CRM có thể hiểu là một phần mềm quản lý quan hệ khách hàng, một chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp cần sử dụng để giảm chi phí và tăng lợi nhuận bằng cách củng cố sự hài lòng của khách hàng, lòng trung thành. Sự thật là CRM tập hợp thông tin từ tất cả các nguồn dữ liệu trong một tổ chức (và có khi thích hợp từ bên ngoài tổ chức) để cung cấp cho các nhà quản trị một cái nhìn mới mẻ và định hướng mới dựa trên các dữ liệu phân tích. Điều này cho phép khách hàng phải đối mặt với nhân viên trong các lĩnh vực như bán hàng, hỗ trợ khách hàng và tiếp thị để đưa ra quyết định nhanh chóng và được thông báo về tất cả mọi thứ từ mô hình “Cross-selling and upselling” cơ hội để nhắm mục tiêu chiến lược tiếp thị mục đích tạo chiến thuật định vị cạnh tranh.

CRM có liên quan mật thiết tới các đối tượng sau
Khách hàng: là đối tượng sử dụng hàng hóa nói chung và có khả năng lựa chọn sản phẩm tiêu thụ cho chính mình đồng thời chọn các nhà cung cấp khác nhau.

Mối quan hệ trong kinh doanh: là các hoạt động của công ty với đối tác hay khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch qua lại .Thông qua cá quá trình tương tác giúp bên bán hiểu các yêu cầu của khách hàng, đánh giá được khách hàng tiềm năng. Giúp gia tăng cơ hội trao đổi bán hàng từ đó hình thành mối quan hệ kinh doanh bền chặt hơn.

Nhà quản lý: là hoạt động của doanh nghiệp thực hiện tương tác với khách hàng có chủ đích. Những tương tác này được hình thành những module lớn hỗ trợ nắm bắt giải quyết, nhu cầu của khách hàng. Khách hàng là trung tâm, mọi hoạt động của công ty đều được xây dựng hướng đến chủ thể đó.


Triển khai - thiết lập một dự án CRM thành công vấn đề đầu tiên là cần có một kế hoạch thực hiện CRM hiệu quả. Bài viết này chia sẻ các bước cần phải tiến hành khi tạo lập kế hoạch triển khai dự án CRM cho doanh nghiệp của bạn qua 10 bước dưới đây


1. Thiết lập mục tiêu ban đầu rõ ràng:
Cần xác định rõ ràng các mục tiêu vĩ mô cho kế hoạch của bạn. Ví dụ: cần các báo cáo tốt hơn, một chu trình bán hàng ngắn hơn hay tỉ lệ chuyển đổi giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng thực sự được cải thiện…


2. Xác định mục tiêu cần ưu tiên:
Lên kế hoạch thực hiện CRM của bạn với cách tiếp cận từng giai đoạn. Tập trung vào các mục tiêu có thể đánh nhanh thắng nhanh.

3. Xây dựng đội ngũ dự án chuẩn:
Một nhóm thực hiện dự án CRM được đề nghị sẽ bao gồm: người điều hành chung, người quản lý dự án, người quản trị CRM và người sử dụng chính.

4. Xem xét lại các quy trình của bạn:
Xem xét lại các quy trình của bạn để đánh giá xem nó sẽ được quản lý như thế nào bởi một ứng dụng CRM.

5. Xem xét đầu ra của CRM:
Xác nhận các số liệu quan trọng mà bạn muốn hệ thống CRM của bạn đo lường. Hãy suy nghĩ về các loại báo cáo, biểu đồ và các thông tin khác mà bạn sẽ phải theo dõi trong suốt quá trình quản lý sau này.

6. Chuẩn bị  - Xác định dữ liệu mà CRM cần quản lý:
Những dữ liệu cần nhập vào hệ thống CRM mới của bạn? Làm thế nào để làm sạch dữ liệu cũ? Với dữ liệu cũ thì bạn muốn lấy từ thời điểm nào? Loại thông tin nào sẽ được nhập ngoài danh sách người liên lạc và các công ty?
Xác nhận những dữ liệu bạn cần phải theo dõi trên mỗi bản ghi CRM bao gồm người liên lạc, các cơ hội kinh doanh, các vụ việc, chiến dịch, đầu mối và bất kỳ mối quan hệ hoặc quá trình nào đó cần được quản lý.

7. Tích hợp CRM:
Ứng dụng CRM của bạn cần phải tích hợp với các ứng dụng nào hiện có? Mức độ tích hợp như thế nào tới các nguồn dữ liệu khác? Truy cập chỉ đọc, đồng bộ 1 chiều hoặc 2 chiều, có tích hợp với quy trình xử lý đơn hàng hay trang web.

8. Phân quyền sử dụng:
Làm thế nào dữ liệu CRM sẽ được chia sẻ giữa các nhóm? Xem xét phân quyền theo vai trò người dùng. Có phải tất cả người dùng đều được phép ví dụ như xuất sang Excel hoặc truy cập vào tất cả hồ sơ?

9. Xác định các rủi ro:
Mỗi dự án CRM có những rủi ro liên quan đến công nghệ, người sử dụng và quy trình. Đánh giá những rủi ro lớn nhất đối với dự án của bạn và thực hiện các bước để giảm thiểu các mối đe dọa.

10. Tạo một kế hoạch CRM thông qua người dùng:
Việc ít thông qua người dùng đầu cuối là nguyên nhân số 1 về sự thất bại của dự án CRM. Tham khảo ý kiến người sử dụng chính ở giai đoạn đầu sẽ kích thích sự quan tâm của họ. Đảm bảo các cam kết và ủng hộ CRM từ phía lãnh đạo. Đề cử 1 người dùng CRM trong từng bộ phận và tạo thuận lợi cho việc sử dụng của người dùng bằng các buổi huấn luyện sử dụng.

Là 1 doanh nghiệp bạn cần hiểu rõ và nên thiết lập kế hoạch CRM ngay từ bây giờ. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ phần nào giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ. Chúc các bạn thành công.

Tìm hiểu - Lập kế hoạch CRM cho doanh nghiệp thành công với 10 bước


Các câu hỏi thường gặp liên quan đến quảng cáo Facebook

🛑1. Để chạy được quảng cáo Fb thì cần bao nhiêu tiền?

Mỗi ngành hàng - sản phẩm - dịch vụ sẽ có ngân sách khác nhau.Quan trọng là phải biết phân tích đánh giá cho từng mảng ngành nghề - sản phẩm - dịch vụ.

Vấn đề sau khi phân tích đánh giá :

+ Mục tiêu của bạn

+ Ngành hàng của bạn

+ Đối thủ cạnh tranh

+ Vị trí muốn tiếp cận

+ Ngân sách có thể bỏ ra???

Để có thể đưa ra chiến lược (thương hiệu - bán hàng) hiệu quả và tối ưu chi phí nhất.




🛑2. Quảng cáo Facebook có cam kết đơn hàng không?
Quảng cáo FB chỉ là một kênh Marketing trong việc quảng bá sản phẩm - dịch vụ của bạn đến khách hàng tiềm năng. Vậy nên nó chỉ có tác dụng tiếp thị và tiếp cận đến khách hàng chất lượng nhất có thể để tăng khả năng chốt đơn hàng hiệu quả hơn mà thôi. Còn việc ra đơn hàng ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố về sản phẩm, giá cả, thương hiệu, chăm sóc khách hàng, dịch vụ bảo hành - hậu mãi, vị trí địa lý…

🛑3. Chạy quảng cáo rẻ hơn có được không?
Xác định quảng cáo (bỏ tiền ra) hãy nghĩ tới một mục tiêu nào đó. (quảng cáo để làm gì?; chạy quảng cáo thu lợi lại như thế nào?). Ví dụ bạn bán hàng tiếp cận sai đối tượng có thể chi phí rẻ, nhưng thực chất không chốt được đơn hàng bởi tính toán thì bạn có lợi nhuận hay không ?

Bởi vậy mấu chốt là cả dây chuyền từ quảng cáo ==>>> chốt đơn sinh ra lợi nhuận hoặc lan tỏa được thông tin cần truyền bá đến khách hàng.

Chi phí tối ưu tạo hiệu quả cao mới là quảng cáo tốt. Đừng ham rẻ! hãy luôn nhớ rằng "tiền nào của đó"

🛑4. Thế phí thanh toán như thế nào?
Chi phí sẽ bao gồm chi phí quảng cáo (thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp & Nhà quảng cáo ) + chi phí quản lý (10 - 30 %) tổng ngân sách của bạn cho quảng cáo đó.

🛑5. Tôi cảm thấy không hiệu quả khi quảng cáo Facebook? Như đã nêu ở trên thì kết quả tác động đến đơn hàng còn phụ thuộc vào cả dây chuyền hoạt động. Bạn nên có bảng theo dõi để biết doanh nghiệp, hay cửa hàng... đang gặp vấn đề ở khâu nào, để khắc phục khâu đó.

Quảng cáo Facebook được cụ thể hóa bằng các con số rồi, từ đó bạn biết quảng cáo có hiệu quả không? Rồi tính đến các mắt xích khác trong dây chuyền đó.

Quảng cáo Facebook không có sai hoặc đúng mà mục tiêu cuối cùng là sinh ra lợi nhuận hoặc hoàn thành mục tiêu nào đó đã đặt ra trước đó.

Quảng cáo Facebook thì dựa vào Facebook, nếu Fb hằng ngày thay đổi thuật toán thì sẽ có những biến chuyển có thể gọi là bất khả kháng... việc này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chạy QC.


Ví dụ: quảng cáo rất tốt thì tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang đơn hàng thực tế rất nhỏ - tại sao vậy??? thì bạn cần xem xét lại: giá thành sản phẩm, chuyên môn của nhân viên chốt đơn, đặc thù của sản phẩm, xem xét cả nhu cầu thực tế của khách hàng trong từng thời điểm,...


🛑6. Làm sao để quảng cáo hiệu quả?
Hãy làm tốt những việc dưới:

+ Chọn đúng sản phẩm - dịch vụ phải tốt thật

+ Tiếp cận đúng tệp khách hàng cần mua sản phẩm (khâu quảng cáo)

+ Fanpage uy tín.

Nhiều bạn chỉ quan tâm đến bài viết quảng cáo mà đâu biết khách hàng của mình thông minh hơn rất nhiều rồi. Họ cần xem sự uy tín từ fanpage : lập lâu chưa, bao nhiêu like, share, tương tác có thật không?, xem đánh giá, đọc comment trên bài viết, xem một vài bài viết liên quan trong page của bạn.

Ví dụ : Một vài lưu ý

*** Sản phẩm chức năng hoặc ăn uống: Nếu sản phẩm bạn mới, chưa có uy tín trên thị trường, trên thị trường tràn lan có sản phẩm cùng tác dụng. Thì ít nhất bạn cần có những cái này show ra để tăng độ uy tín như Giấy phép, nguồn gốc xuất xứ, có video hoặc trực tiếp dây chuyền sản xuất, các phản hồi tích cực của khách hàng, đánh giá tốt về sản phẩm (thường xuyên update), thêm nhiều đánh giá 5 sao ( thực tế càng tốt)

Viết bài thu hút duy trì page (sẽ không có khách hàng nào mua sản phẩm của bạn nếu bạn không tương tác với khách thường xuyên)

+ Nhân viên chuyên môn từng bộ phận phải hiệu quả (chiến lược, nhà quảng cáo, telesales, consultant…)

*** Bạn bán một mặt hàng khó bán, mà chỉ đăng nguyên những sản phẩm trên page không có các bài chia sẻ liên quan đến sản phẩm tạo phễu.

Ví dụ:

- Bạn bán rượu ngoại dịp Tết giá khá cao hãy tạo phễu bằng bài viết dạng: 5 món quà ý nghĩa nhất dành tặng cho bậc phụ huynh dịp Tết; lên đẳng cấp 5* khi có chai rượu này trong nhà,....

- Doanh nghiệp bạn bán dịch vụ: cần show lượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ, những review thực tế là vô cùng cần thiết, kết quả của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ,...

🛑7. Có nên mua Like cho Fanpage không?
Tất nhiên là không, nếu không gặp đúng người bán page đúng đối tượng thì bạn có thể sai đối tượng của page dẫn đến facebook tiếp cận sai đối tượng khi bạn muốn tiếp cận những người thích trang, có thể bị vi phạm chính sách quảng cáo.

Theo quan điểm về hiệu quả bán hàng thì một Fanpage nhiều Like trên thực tế chỉ mang tính chất PR đẹp mắt hấp dẫn người xem.

🛑8. Ngành này, dịch vụ này, sản phẩm này,.... có chạy được quảng cáo không?
Bạn nên tham khảo thêm chính sách chính thức của Facebook ở link dưới đây :
https://www.facebook.com/policies/ads?hc_location=ufi

🛑9. Updating....

Chia sẻ Tool quản lý Fanpage hiệu quả hiện nay: Pancake (có phí) - Smax .in (Miễn phí).
Các bạn có thể tự tìm hiểu tool để làm việc hiệu quả hơn nhé 

Những thắc mắc về quảng cáo Facebook

Bán hàng chuyên nghiệp thông qua câu chuyện "Người bán ớt dạo"

Bán hàng là một nghệ thuật, làm thế nào để khách hàng hiểu rõ hơn và chấp nhận sản phẩm của bạn, phải dùng phương pháp nào khiến khách hàng trong vô vàn sự lựa chọn lại chọn sản phẩm của bạn.

Trong bán hàng, có thể liên tục thay đổi chiến thuật, nhưng “chiến thuật tâm lý” luôn là chiến thuật nòng cốt ẩn giấu bên trong mọi chiến thuật khác. Người bán hàng thành công luôn là người có chiến thuật kinh doanh phù hợp và đúng đắn.

Ngoài bán hàng, ta cần phải bán những gì?

Khách lạ mua sự lịch sự
Khách quen mua sự nhiệt tình
Khách hàng bận rộn mua sự hiệu quả
Khách hàng rảnh rỗi mua sự kiên nhẫn
Khách hàng có tiền mua sự tôn quý
Khách hàng không có tiền mua giá cả phải chăng
Khách hàng sành điệu mua sự thời trang
Khách hàng chuyên nghiệp mua sự chuyên nghiệp
Khách hàng thích hưởng thụ mua dịch vụ
Khách hàng thích hư danh mua sự vinh dự
Khách hàng hào phóng mua sự trượng nghĩa
Khách hàng keo kiệt mua lợi ích
Khách hàng kén chọn mua sự chi tiết, tỉ mỉ
Khách hàng dễ tính mua sự đồng cảm
Khách hàng hay do dự mua sự bảo đảm.
Các bạn sẽ hiểu rõ hơn nghệ thuật bán hàng thông qua câu chuyện sau:

Những người bán ớt luôn gặp cùng một câu hỏi: “Ớt này có cay không?”.Phải trả lời thế nào đây? Nói cay thì lỡ phải người không thích ăn cay sẽ lập tức bỏ đi và không mua nữa; Còn nói không cay thì lỡ phải người thích ăn cay thì sao?
Một ngày rảnh rỗi, tôi đứng bên cạnh một gánh bán ớt của một người phụ nữ, xem chị ta giải quyết vấn đề đầy nghịch lý này như thế nào?
Nhân lúc chưa có người mua, tôi tự tỏ ra thông minh mách chị: “chị chia ớt thành hai phần, gặp phải khách thích ăn cay thì chị chỉ phần bên này, còn gặp khách không thích ăn cay thì chị chỉ phần bên kia”.
Chị bán ớt nhìn tôi cười và nói: “không cần phải thế”.
Đúng lúc này, có một khách hàng đến hỏi mua, câu hỏi quả nhiên vẫn như cũ: “Ớt này có cay không?”.
Chị bán hàng rất chắc chắn nói với họ: “quả đậm màu cay, quả nhạt màu không cay”.
Người mua nghe vậy tin là thật, chọn ớt, trả tiền rồi vui vẻ rời đi.
Một lúc sau, những quả ớt nhạt màu còn lại chả là bao.
Một lúc nữa, lại có một người đến mua và vẫn câu hỏi như vậy: “Ớt này có cay không?”.
Chị bán ớt nhìn gánh ớt của mình, trả lời một cách chắc chắn: “Quả dài cay, ngắn không cay”.
Quả nhiên, người mua nghe theo lời phân loại của chị để chọn ớt. Và kết quả là chả mấy chốc, quả ớt dài cũng bán gần hết.
Nhìn vào gánh ớt còn lại của chị, toàn là ớt ngắn và đậm màu, tôi thầm nghĩ: “Lần này xem chị giải quyết thế nào?”.
Và khi một người mua nữa đến hỏi: “Ớt này có cay không”, chị bán hàng vẫn rất tự tin trả lời: “Quả cứng cay, mềm không cay”.
Tôi thầm bái phục chị, không phải sao khi ớt bị phơi nắng cả ngày thì rất nhiều quả bị mất nước mà mềm oặt lại.
Rồi chả mấy chốc, người phụ nữ bán ớt bán hết gánh ớt của mình, trước khi về nhà chị nói với tôi: “Cách em bảo với chị, ai bán ớt cũng biết, thế nhưng cách bán của chị thì chỉ có mình chị biết”.
Nghe vậy tôi chợt nhận ra rằng: Sự khôn ngoan trong cuộc sống có thể được viết thành sách, nhưng bạn không thể bê y nguyên sách khi áp dụng vào cuộc sống, bởi cuộc sống luôn sống động và đòi hỏi bạn phải linh hoạt và sáng tạo.
(St)

Học bán dạo chuyên nghiệp