Blogroll

Những cách bán hàng làm mê hoặc khách hàng

Ở KFC, khi bạn mua gà rán, nhân viên sẽ đề nghị thêm Pepsi, ly nhỏ xíu giá 15K. Nhưng bao giờ cũng vậy, họ sẽ hỏi “Anh (chị) có muốn thêm 3k để lấy ly lớn hơn không?” (Ly lớn là lớn gấp 2 luôn) vậy là mình gật đầu cho ly lớn (3k mà tiếc gì...chơi luôn)
===>>> Đây được gọi là UPSELL bằng cách BÁN CHÉO

Thời điểm bán hàng dễ nhất là lúc khách hàng vừa mua món hàng đầu tiên.Mc Donald chỉ dạy nhân viên của mình nói câu “Quý khách dùng thêm khoai tây chiên chứ?” và mỗi ngày họ bán thêm được 4 triệu kg khoai tây chiên trên toàn hệ thống.
2/ Câu chuyện từ 7 Elevent
Ở Mỹ họ có chiêu thức bán hàng rất quáiVào cửa hàng 7 Elevent mua bia, nhìn thấy 2 bịch Budweiser. 1 bịch 12 lon giá $17, 1 bịch 18 lon giá $18. Không phải nghĩ, xách luôn bịch 18 lon ra tính tiền. Mua xong mới nhận ra mình đã mua nhiều hơn bình thường. Doanh số bán hàng của Budweiser bỗng dưng tăng gấp rưỡi chỉ vì chính sách đặt giá. Bịch 12 lon chỉ là ĐẠO CỤ BÁN HÀNG.===>>> Đây được gọi là UPSELL bằng cách bán hàng COMBO. 
Họ cho khách hàng quyền lựa chọn nhưng không có lựa chọn nào là KHÔNG.
Vì chúng ta thích chọn mua chứ không thích bị bán hàng.
3/ Câu chuyện của IPhone 7
IPhone 7 thì sao? Họ chỉ sản xuất và bán các phiên bản 32GB, 128GB, 256GB.Với máy ảnh chụp ảnh và quay phim 4K, bộ nhớ 32GB là quá nhỏ, bản 64GB sẽ hợp lý hơn nhưng… không có. Hầu hết mọi người lại “cố gắng” lên đời bản 128GB đắt hơn hẳn $100, vậy là Apple tăng doanh số 1 cách rất tự nhiên.===>>> Đây được gọi là UPSELL bằng cách bán hàng cho RAVING FANS.Đã là Fans, tiền không còn là vấn đề.
Từ các ví dụ ở trên, bạn đã nhận ra những cách có thể tăng doanh số cho doanh nghiệp của mình đơn giản không? Chưa đâu nhé... Muốn marketing và bán hàng đạt năng suất hiệu quả tối ưu thì song song với nó sản phẩm phải có chất lượng đối với người dùng nữa, khi đó việc tăng doanh số của bạn sẽ đạt hiệu quả tốt.
Chúc các bạn kinh doanh đạt doanh thu cao.
Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, vui lòng COMMENT đánh giá bên dưới để tôi có động lực SHARE nhiều hơn nữa. Thanks!


Marketing - những màn ảo thuật trong bán hàng

Bán hàng chuyên nghiệp thông qua câu chuyện "Người bán ớt dạo"

Bán hàng là một nghệ thuật, làm thế nào để khách hàng hiểu rõ hơn và chấp nhận sản phẩm của bạn, phải dùng phương pháp nào khiến khách hàng trong vô vàn sự lựa chọn lại chọn sản phẩm của bạn.

Trong bán hàng, có thể liên tục thay đổi chiến thuật, nhưng “chiến thuật tâm lý” luôn là chiến thuật nòng cốt ẩn giấu bên trong mọi chiến thuật khác. Người bán hàng thành công luôn là người có chiến thuật kinh doanh phù hợp và đúng đắn.

Ngoài bán hàng, ta cần phải bán những gì?

Khách lạ mua sự lịch sự
Khách quen mua sự nhiệt tình
Khách hàng bận rộn mua sự hiệu quả
Khách hàng rảnh rỗi mua sự kiên nhẫn
Khách hàng có tiền mua sự tôn quý
Khách hàng không có tiền mua giá cả phải chăng
Khách hàng sành điệu mua sự thời trang
Khách hàng chuyên nghiệp mua sự chuyên nghiệp
Khách hàng thích hưởng thụ mua dịch vụ
Khách hàng thích hư danh mua sự vinh dự
Khách hàng hào phóng mua sự trượng nghĩa
Khách hàng keo kiệt mua lợi ích
Khách hàng kén chọn mua sự chi tiết, tỉ mỉ
Khách hàng dễ tính mua sự đồng cảm
Khách hàng hay do dự mua sự bảo đảm.
Các bạn sẽ hiểu rõ hơn nghệ thuật bán hàng thông qua câu chuyện sau:

Những người bán ớt luôn gặp cùng một câu hỏi: “Ớt này có cay không?”.Phải trả lời thế nào đây? Nói cay thì lỡ phải người không thích ăn cay sẽ lập tức bỏ đi và không mua nữa; Còn nói không cay thì lỡ phải người thích ăn cay thì sao?
Một ngày rảnh rỗi, tôi đứng bên cạnh một gánh bán ớt của một người phụ nữ, xem chị ta giải quyết vấn đề đầy nghịch lý này như thế nào?
Nhân lúc chưa có người mua, tôi tự tỏ ra thông minh mách chị: “chị chia ớt thành hai phần, gặp phải khách thích ăn cay thì chị chỉ phần bên này, còn gặp khách không thích ăn cay thì chị chỉ phần bên kia”.
Chị bán ớt nhìn tôi cười và nói: “không cần phải thế”.
Đúng lúc này, có một khách hàng đến hỏi mua, câu hỏi quả nhiên vẫn như cũ: “Ớt này có cay không?”.
Chị bán hàng rất chắc chắn nói với họ: “quả đậm màu cay, quả nhạt màu không cay”.
Người mua nghe vậy tin là thật, chọn ớt, trả tiền rồi vui vẻ rời đi.
Một lúc sau, những quả ớt nhạt màu còn lại chả là bao.
Một lúc nữa, lại có một người đến mua và vẫn câu hỏi như vậy: “Ớt này có cay không?”.
Chị bán ớt nhìn gánh ớt của mình, trả lời một cách chắc chắn: “Quả dài cay, ngắn không cay”.
Quả nhiên, người mua nghe theo lời phân loại của chị để chọn ớt. Và kết quả là chả mấy chốc, quả ớt dài cũng bán gần hết.
Nhìn vào gánh ớt còn lại của chị, toàn là ớt ngắn và đậm màu, tôi thầm nghĩ: “Lần này xem chị giải quyết thế nào?”.
Và khi một người mua nữa đến hỏi: “Ớt này có cay không”, chị bán hàng vẫn rất tự tin trả lời: “Quả cứng cay, mềm không cay”.
Tôi thầm bái phục chị, không phải sao khi ớt bị phơi nắng cả ngày thì rất nhiều quả bị mất nước mà mềm oặt lại.
Rồi chả mấy chốc, người phụ nữ bán ớt bán hết gánh ớt của mình, trước khi về nhà chị nói với tôi: “Cách em bảo với chị, ai bán ớt cũng biết, thế nhưng cách bán của chị thì chỉ có mình chị biết”.
Nghe vậy tôi chợt nhận ra rằng: Sự khôn ngoan trong cuộc sống có thể được viết thành sách, nhưng bạn không thể bê y nguyên sách khi áp dụng vào cuộc sống, bởi cuộc sống luôn sống động và đòi hỏi bạn phải linh hoạt và sáng tạo.
(St)

Học bán dạo chuyên nghiệp

Học bán hàng hiệu quả bằng nghệ thuật giao tiếp

Nếu không có ngôn ngữ, bạn sẽ không thể nói lên các tâm tư suy nghĩ của mình hay thể hiện bản thân. Bạn cũng không thể truyền tải được những nhu cầu, mong muốn của mình, và cuộc độc thoại trong tâm trí bạn sẽ dừng lại.
Ngôn từ thực sự phản ánh con người thật của chúng ta. Tuy nhiên, do nói quá nhiều mà đôi khi chúng ta lại quên đi điều đó.
“Ngôn ngữ học bán hàng” là sự kết tinh thành quả của các lĩnh vực trên, từ đó giúp chúng ta hiểu về cách sử dụng và diễn giải ngôn ngữ của người bán hàng và khách hàng tiềm năng của họ trong quá trình ra quyết định.
Giao tiếp hiệu quả là nền tảng của mọi giao dịch, và những người bán hàng thuyết phục nhất, thành công nhất  đều có khả năng nói bằng ngôn ngữ của khách hàng. Câu hỏi đặt ra là: “Họ nói gì?”
Ngôn ngữ học bán hàng đưa ra ba nguyên tắc cơ sở để trở thành người bán hàng hiệu quả: mỗi khách hàng đều giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng của họ, người bán hàng thành công xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ thông qua hoạt động giao tiếp hòa hợp, và cuối cùng, con người bị thuyết phục dựa vào những mối liên lạc cá nhân.

1. Khách hàng sử dụng ngôn ngữ riêng

Phần lớn các công ty đều trang bị cho đội ngũ bán hàng của mình một phương pháp bán hàng đại trà. Nhưng thật không may, mỗi người trên thế giới đều giao tiếp bằng một ngôn ngữ riêng biệt.
Ngôn ngữ bạn sử dụng hình thành nên từ những trải nghiệm thường ngày – nơi bạn lớn lên (ngôn từ địa phương), ngôn ngữ mà những người thân yêu quanh bạn sử dụng, trường học của bạn, bạn bè, nghề nghiệp của bạn, số tiền bạn có trong tài khoản, và thậm chí là cả đời sống tinh thần của bạn nữa.
Vì không có người nào khác có đúng và đủ những trải nghiệm hệt như của bạn, nên không ai nói đúng thứ ngôn ngữ mà bạn dùng.
Vì vậy, ngôn ngữ mà hai người khác nhau dùng để miêu tả về cùng một tình huống – hay cách họ diễn giải cùng một ngôn ngữ – có thể sẽ rất khác nhau.

2. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp thông qua giao tiếp hòa hợp

Thật không may, khi tiếp xúc với khách hàng tiềm năng, phần lớn những người bán hàng đều nói chuyện bằng ngôn ngữ riêng của họ và chỉ nói về bản thân họ mà thôi.
Chủ đề bao quát của toàn bộ cuộc nói chuyện là tôi, tôi, tôi: công ty tôi, các lợi ích của sản phẩm của tôi, các đặc điểm và tính năng của sản phẩm của tôi.
Nhưng đối với những người bán hàng thành công, họ lại nói về khách hàng: vấn đề của khách hàng, giá trị của khách hàng, các kế hoạch và mong muốn của khách hàng.
Họ sử dụng ngôn ngữ của chính khách hàng để thiết lập nên một mối quan hệ tốt đẹp.
Mối quan hệ tốt đẹp là một mối quan hệ đặc biệt giữa hai cá nhân được xây dựng dựa trên hoạt động giao tiếp hòa hợp.
Tuy nhiên, hoạt động giao tiếp của con người lại diễn ra theo nhiều hình thức và cấp độ khác nhau.
Một lượng thông tin khổng lồ được truyền tải bằng cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, cả ý thức và tiềm thức.
Một người bán hàng hiệu quả sẽ tự động điều chỉnh tư duy và ngôn ngữ của mình để phản ánh ngôn ngữ của khách hàng.

3. Thuyết phục người khác thông qua mối liên hệ cá nhân

Công việc của người bán hàng là thuyết phục người khác. Nhưng điều gì đã tạo nên sức thuyết phục ở họ? Phải chăng đó là kiến thức và khả năng nhắc lại như một cái máy những lý do giải thích tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của họ?
Trên thực tế, những người bán hàng thuyết phục nhất lại không nhất thiết phải hiểu rõ về sản phẩm họ bán, bởi vì để thay đổi ý kiến của người mua thì lý do và logic vẫn là chưa đủ. Cần phải thiết lập một mối liên hệ cá nhân nữa.
Thuyết phục là quá trình hướng những niềm tin và quan điểm của bạn vào người khác.
Mục tiêu của nó không phải là khiến người khác phải đồng ý với các lập luận của bạn, mà là khiến họ tiếp thu thông điệp bạn đưa ra bởi vì họ tin rằng bạn làm thế là vì lợi ích của họ.
Về bản chất, thuyết phục chính là khả năng “gõ cửa” các cảm xúc cá nhân và tiếp cận yếu tố ra quyết định trong tiềm thức của người đó.
Người bán hàng thành công cũng đồng thời là người giao tiếp giỏi; họ biết cần phải nói gì và nói như thế nào.
Nhờ tài năng ngôn ngữ, họ có thể truyền đạt và giải mã những thông điệp ẩn mà những người bán hàng kém thành công hơn thường bỏ qua.
Trong khi vẫn sử dụng cùng một thứ ngôn ngữ mà phần lớn giới bán hàng đều sử dụng, họ lại xây dựng được cho mình một khả năng kỳ lạ, có thể khiến những người vốn hoài nghi cũng phải tin tưởng vào họ và thuyết phục cả những người hoàn toàn xa lạ nghe theo lời họ khuyên.
Ngôn ngữ học bán hàng có thể giúp chúng ta tìm hiểu quá trình người bán hàng biến những người “ngoại đạo” thành các “tín đồ”, và thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng.
(st)

Nghệ thật giao tiếp giúp tăng doanh số bán hàng hiệu quả

Bán hàng online hay offline bạn cần xây dựng cho bản thân một quy trình như một hệ sinh thái xoay quanh sản phẩm - dịch vụ của bạn nơi mà khách hàng không phải tốn tiền chỗ này thì cũng phải tốn tiền chỗ khác một cách thoải mái và rất sung sướng khi tiêu tiền.


Có phải bạn đang gặp những vấn đề sau:

  • Bạn chưa biết cách khai thác hết tiềm năng của thị trường?
  • Bạn không thể chốt sale dù khách hàng đã ghé thăm website của bạn?
  • Khách hàng search tìm kiếm hoài không thấy website bạn đâu?
  • Bạn chưa biết cách khai thác hết tiềm năng của thị trường?
  • Bạn lúng túng khi đối thủ cạnh tranh quá nhiều.
  • Việc kinh doanh khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Nếu bạn muốn giải quyết tốt những vấn đề ở trên hãy giải đáp trả lời cho khách hàng qua hai câu hỏi:

1/ Tại sao tôi (khách hàng) phải nói chuyện với anh (bạn)? 
- Hãy cho khách hàng biết bạn (website của bạn) đúng là nơi khách hàng đang có nhu cầu thực.
2/ Anh (bạn) có phải là "chuyên gia" trong lĩnh vực, sản phẩm tôi (khách hàng) đang tìm kiếm?
- "Chuyên gia": có nghĩa bạn bán sản phẩm gì thì trước tiên bạn phải hiểu rõ nhất về nó, truyền đạt đúng, rõ cho khách hàng biết, hiểu đúng nhất về nó.
- Nêu rõ ưu điểm - tối ưu sản phẩm của bạn.
- Hướng dẫn cho khách hàng sự lựa chọn tối ưu.

Be Continue...


Bán hàng hay Tư vấn - Sales or Consultant