Blogroll

Bán hàng nhanh nhờ 10 phương pháp cross - sale hiệu quả nhất


I. Điều đâu tiên bạn cần hiểu Cross - selling là gì?

Cross-sell là một thuật ngữ marketing dùng để nói về cách thức giới thiệu những sản phẩm hoặc dịch vụ cộng thêm có liên quan đến thứ mà khách hàng đang hoặc đã mua.

Ví dụ: Việc tìm kiếm sản phẩm ga trải giường trên mạng có thể đưa đến việc giới thiệu một danh sách những sản phẩm về rèm. Một ví dụ phổ biến của cross-sale là câu nói thường gặp trong lĩnh vực thức ăn nhanh: “Bạn có muốn ăn kèm với khoai tây chiên không?”. Còn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, cross-sale có nghĩa là giới thiệu nhiều loại hình đầu tư cho nhà đầu tư, hoặc thậm chí là dịch vụ bảo hiểm cho nhà đầu tư hoặc chuẩn bị thuế cho những khách hàng đang dự tính về hưu.

Up-sale trong marketing là cách thức giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp (về giá) hơn cho những khách hàng đang hoặc đã mua. Ví dụ điển hình nhất của up-sale là câu nói phổ biến trong lĩnh vực thức ăn nhanh: “Bạn có muốn một phần bánh siêu bự?” 

II. Khác biệt giữa cross-sell và up-sale:

Up-sale là làm cho khách hàng trả tiền nhiều hơn để mua sản phẩm hay dịch vụ đắt tiền hơn của cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ đó, hay là những chức năng/dịch vụ bảo hành có liên quan đến sản phẩm dịch, dịch vụ.

Cross-sell là làm cho khách hàng trả tiền nhiều hơn để mua thêm các sản phẩm, hay dịch vụ khác loại với sản phẩm hay dịch vụ vừa lựa chọn hoặc mua.


III. Các phương pháp để thực hiện cross-sale:

Nhiều nhà kinh doanh ban đầu thường giới thiệu nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ. Những thứ đó có thể thực hiện rất tốt việc nâng cao hiểu biết của khách hàng về những giải pháp họ cung cấp. Hình thức cross-sale này có thể là một cung cấp rất hiệu quả cho những nhà kinh doanh nhỏ. Khi bạn cross-sale, bạn giới thiệu tới khách hàng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó liên quan bất kỳ tới những thứ họ đã mua. Nó có thể đơn giản như là một người phục vụ hỏi khách hàng có muốn một phần rau trộn đi kèm với món ăn chính. Up-sale định vị những sản phẩm có giá cao hơn tiếp theo những trường hợp tốt/tốt hơn/tốt nhất. Cả 2 phương thức đều khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn một chút nhưng có thể tăng đáng kể doanh số của bạn Nhưng có thể bạn lo lắng về việc có thể làm khách hàng khó chịu khi giới thiệu quá nhiều sản phẩm cho họ. Nhưng đừng lo lắng. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết người mua đều thích với việc được giới thiệu về những sản phẩm hoặc dịch vụ khác tốt hơn hoặc chưa bao giờ được thấy trước kia. Đó là phương thức chứng tỏ rằng bạn quan tâm và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng. Dưới đây một vài gợi ý có thể làn tăng khả năng thành công của việc cross-sale.


IV . Dưới đây là 10 cách cross-sale tốt nhất:

1. Hãy chuẩn bị trước rồi hãy hỏi
Bạn phải bảo đảm chắc chắn rằng bạn đã có đủ các sản phẩm bổ sung cho nhau. Nếu bạn bán giày, chuẩn bị sẵn một vài sản phẩm như xi đánh giày, tất vớ để thực hiện cross-sale. Sau đó đơn giản chỉ là nhớ hỏi khách hàng họ có muốn mua thêm thứ gì không. Sản phẩm cross-sale phải rẻ hơn sản phẩm ban đầu, và phải là những thứ có thể khiến khách hàng quyết định mua một cách nhanh chóng. Sản phẩm càng phức tạp thì càng tốn thời gian giải thích và càng làm khó khăn thêm cho việc cross-sale.
Bạn phải bảo đảm đội ngũ nhân viên phải quen thuộc & hiểu tất cả sản phẩm của doanh nghiệp, thứ nào thì đi kèm với thứ nào. Đồng thời bạn cũng phải dạy họ thuần thục việc cross-sale như thế nào.

2. Định vị một cách thông minh
Hãy học từ các siêu thị và sạp báo: Có một lý do nào đó khi họ luôn luôn đặt kẹo cao su, sô cô la hoặc tạp chí tại quầy tính tiền. Đặt một sản phẩm rẻ tại nơi khách hàng chờ tính tiền khuyến khích họ mua nó. Nên nhắm đến việc đặt những sản phẩm rẻ nhất sẽ bổ sung tốt nhất cho những sản phẩm bán chạy nhất của bạn. Hãy nhìn vào quầy tính tiền ở các siêu thị sẽ rõ về cách này nhất.
Thời đại 4.0 là xu thế thì bạn nên xem thêm cách tiếp theo...

3. Nâng cấp cho trang Web của bạn
Điều rất thuận lợi cho việc cross-sale trực tuyến là bạn có rất nhiều dữ liệu để thực hiện. Bạn thậm chí còn có thể tự động hóa việc giới thiệu cross-sale, bằng cách sử dụng các thông tin mà các khách khác đã mua (xem kỹ hơn về phần này trong cách bên dưới). Nếu điều đó vượt quá chi phí, bạn có thể chỉ cần giới thiệu những sản phẩm của bạn theo cách trực quan: nếu ai kiếm “hạt giống cà chua”, giới thiệu cho họ khay gieo hạt, phân hữu cơ hay miếng phủ bằng xenlulo. Sử dụng chức năng “Site overlay” trên Google Analytics để xem những sản phẩm nào hay đi chung với nhau nhất (Dựa theo chi tiết việc khách hàng xem từ sản phẩm nào đến sản phẩm nào), và sử dụng dữ liệu bán hàng một cách thông minh, nó chỉ ra rằng những sản phẩm nào được khách hàng mua cùng một lúc. Tuy nhiên bạn phải chắc rằng khách hàng có thể dễ dàng tìm kiến thông tin họ cần trên những sản phẩm thêm mà không phải đi quá xa sản phẩm ban đầu. Tất cả các trang phải tận dụng hết những cơ hội cross-sale có thể, và chú ý đặc biệt trang tính tiền vì nó là một cơ hội lớn để cross-sale.


4. “Những khách hàng mua giống bạn cũng đã mua những thứ này”
Vào năm 2006, 35% doanh số trong năm của Amazon đến từ cross-sale. Việc giới thiệu của “Những khách hàng mua giống bạn cũng đã mua những thứ này” và “Những sản phẩm thường được mua chung với nhau” thật không tưởng. Nó đánh vào niềm tin của khách hàng dựa trên những khách hàng khác có chung sở thích. Điều đó chính là cross-sale nhưng lại làm không làm cho khách hàng cảm thấy Amazon đang đưa ra đề nghị mua hàng, và do đó làm cho Amazon thoát khỏi việc tạo ra khó khăn trong việc bán hàng. Họ chỉ giới thiệu những thứ mà khách hàng thích.
Bạn có thể làm giống như Amazon bằng cách tự động đưa ra những lời đề nghị giống Amazon đã làm (cách này tương đối tốn kém), hoặc bạn có thể chỉ cần đưa lên mạng những sản phẩm một cách thủ công ở những nơi phù hợp dưới tiêu đề “Mua thêm”/ "Sản phẩm kèm" (cách này sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể nhưng sẽ tốn thời gian hơn). Sử dụng dữ liệu bán hàng trong những sản phẩm được mua cùng nhau, hoặc chỉ cần giới thiệu sản phẩm theo cách trực quan. Sử dụng cách này trên những khách hàng bằng cách thỉnh thoảng đề cập tới những khách hàng có sở thích giống nhau và những thứ họ đã mua gần đây.

5. Tạo ra nhiều ưu đãi
Những khuyến mãi hấp dẫn như “Giao hàng miễn phí cho những đơn hàng trên 40 đô-la” sẽ khuyến khích khách hàng mua thêm cho đủ số tiền. Hoặc bạn cũng có thể thử sử dụng phiếu giảm giá hoặc phiếu quà tặng cho những đơn hàng vượt quá một giá trị nào đó, hoặc cũng có thể thưởng điểm tích lũy gấp đôi cho khách hàng thân thiết khi mua cùng một số tiền. Những phương pháp bên trên và bên dưới cũng có thể sử dụng kết hợp với phương pháp này để tạo ra thêm nhiều hiệu quả.

6. Đóng gói sản phẩm
COMBO rất hiệu quả vì chúng hợp với nhau một cách tự nhiên và được gộp chung tạo thành một gói sản phẩm với một giá hấp dẫn. Khách hàng cảm thấy họ đã tiết kiệm một khoản tiền trên những thứ họ có thể mua – hoặc muốn mua. Bạn hãy tìm một mức giá vừa có thể sinh lời vừa làm cho khách hàng cảm thấy được lợi, sau đó giới thiệu gói sản phẩm đó tới khách hàng một cách trực quan nhất và sắp xếp tất cả sản phẩm trong đó cùng với nhau. 
COMBO - là thuật ngữ thường dùng với phương pháp này.

7. Giới thiệu một dòng sản phẩm
Nếu bạn từng thử đọc phần dưới của chai dầu gội đầu trong lúc tắm (ai chưa từng làm điều đó nhỉ?), bạn có thể nhớ đến một miếng dán tiếp thị rất khéo kiểu cũ: “Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng chung với [tên một sản phẩm cùng nhãn hiệu].” Nếu bạn có những sản phẩm của cùng một dòng, sử dụng phương pháp này là điều không cần phải suy nghĩ.

8. Đề nghị của chuyên gia
Nếu bạn không có quyền quyết định trên những mẫu mã sản phẩm bạn bán, thì hãy tận dụng ý kiến chuyên gia trên hai hoặc ba sản phẩm đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng cùng nhau. Chuyên gia cũng có thể là bạn nếu cần: bạn hiểu các sản phẩm nhiều hơn là khách hàng của bạn, bạn nên chỉ ra những hiểu biết đó. Hoặc sử dụng trích dẫn từ chuyên gia hoặc các bài viết bạn đã đọc.

KOL (Key opinion leader - người có ảnh hưởng lan tỏa) hoặc Influencer (người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực nào đó - chuyên gia) đang được sử dung rộng hiện nay. Đó là lý do tại sao một số sản phẩm được Diễn viên, người nổi tiếng, bác sĩ là người quảng bá...

9. Trong lúc thương thảo
Nếu bạn đang thương thảo với khách hàng trực tiếp, có thể là trong phòng hội thảo hoặc là quầy mỹ phẩm tại trung tâm thương mại, nghĩa là bạn đang có cơ hội gieo mầm cross-sale ngay từ ban đầu. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc, khi bạn đang rút ra những điểm trọng yếu của khách hàng tiềm năng, ghi nhớ trong đầu tất cả mọi thứ ngay cả khi bạn đang tập trung vào một vấn đề lớn. Và khi buổi gặp mặt gần sắp kết thúc, hãy thuyết phục họ rằng những điểm trọng yếu đó sẽ được giải quyết trong những sản phẩm của bạn – cùng với một chút chiết khấu cho khách hàng, nếu bạn muốn (Điều này phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng điêu luyện của người chốt sale) 

10. Giảm giá cho lần mua thứ hai
Những thứ “gắn thêm” hay “phụ thêm” đã trở nên bắt buộc giữa các công ty điện thoại trong những năm gần đây. Nó hiệu quả vì nó giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm phụ thêm mà họ mong muốn (nhưng không cần thiết), đồng thời đi kèm với những khuyến mãi hấp dẫn. Khách hàng thì có cảm giác được lợi, và công ty thì được hưởng lời cao hơn vì bạn được 2 dịch vụ thay vì là 1. Thường thì khách hàng sẽ chẳng bao giờ mua sản phẩm thứ hai nếu nó không giảm giá từ 1-10 đô la. Khuyến mãi được ưa thích “Mua 2 thì tặng 1 miễn phí”. 

Có 1 cách bán mà HOANG HIEP DONG nghe rất thích thú "BÁN TRẢ GÓP cái ốp lưng mạ vàng giá 4triệu9 vnđ TẶNG Iphone 11" 😆😉

Tuy nhiên, khi nào mà bạn còn đưa ra cho khách hàng những sản phẩm có sức thu hút tức thời, và số tiền giảm giá bạn đưa ra không làm ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận, thì bạn nên áp dụng phương pháp này. Nó có thể giảm lợi nhuận của bạn một ít nhưng làm tăng gấp đôi lượng hàng bán ra mỗi giao dịch – đặc biệt là trong những thời điểm bán chậm. Nó cũng làm cho khách hàng có cảm giác được lợi khi mua những món hàng giảm giá. (Nếu họ không có hứng thú với những đề nghị của bạn lần đầu tiên, sử dụng thư trực tiếp để tiếp tục đưa ra những khuyến mãi tương tự để khuyến khích khách hàng mua hàng tiếp tục.) Phương pháp này không khác với ý tưởng bán hàng trọn gói, bạn chỉ là định vị nó khác một chút. Một là bạn đưa ra khuyến mãi lúc cuối của quá trình mua hàng, còn một là chọn khuyến mãi trong quá trình mua hàng.

V. Cách Amazon và Ebay – cross-sale trực tuyến 

Trên internet, cross-sell chiếm vị thế chủ đạo một cách hiển nhiên. Đó là hình thức khuyến mãi những sản phẩm đi kèm có liên quan đến những sản phẩm vừa được mua. Amazon là một trong những công ty đầu tiên sử dụng cross-sale để nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ kh|ch h{ng cũ, thu hút khách hàng mới và duy trì vị thế cạnh tranh. Nếu bạn mua một loại sản phẩm nào đó, bất kể là quyển sách hay một đĩa CD, bạn sẽ thấy một lưu ý lúc tính tiền hoặc qua email. Lưu ý ấy bảo rằng những khách hàng khác cùng mua sản phẩm giống bạn đều thích những sản phẩm tương tự khác. Ngay khi bạn mua một quyển sách kinh doanh, bạn sẽ được lưu ý những cuốn sách giống như vậy. Phương thức cross-sale của Amazon hết sức hiệu quả, cung cấp thêm những giá trị cộng thêm cho kh|ch h{ng đồng thời tăng doanh số bán hàng của họ.

Ebay là một ví dụ khác của một trang web trực tuyến sử dụng cross-sale. Khi bạn bán khăn tắm và đồng thời cũng có những vật dụng trong nhà tắm khác, hoàn toàn phù hợp cho việc sử dụng cross-sale. Nó dễ dàng nhận biết, bởi vì nó có thể tăng gấp đôi doanh số trên cùng một lần bán hàng.















Cross - Selling là gì? ĐẮT KHÁCH hơn với 10 cách Cross-sale

Những cách bán hàng làm mê hoặc khách hàng

Ở KFC, khi bạn mua gà rán, nhân viên sẽ đề nghị thêm Pepsi, ly nhỏ xíu giá 15K. Nhưng bao giờ cũng vậy, họ sẽ hỏi “Anh (chị) có muốn thêm 3k để lấy ly lớn hơn không?” (Ly lớn là lớn gấp 2 luôn) vậy là mình gật đầu cho ly lớn (3k mà tiếc gì...chơi luôn)
===>>> Đây được gọi là UPSELL bằng cách BÁN CHÉO

Thời điểm bán hàng dễ nhất là lúc khách hàng vừa mua món hàng đầu tiên.Mc Donald chỉ dạy nhân viên của mình nói câu “Quý khách dùng thêm khoai tây chiên chứ?” và mỗi ngày họ bán thêm được 4 triệu kg khoai tây chiên trên toàn hệ thống.
2/ Câu chuyện từ 7 Elevent
Ở Mỹ họ có chiêu thức bán hàng rất quáiVào cửa hàng 7 Elevent mua bia, nhìn thấy 2 bịch Budweiser. 1 bịch 12 lon giá $17, 1 bịch 18 lon giá $18. Không phải nghĩ, xách luôn bịch 18 lon ra tính tiền. Mua xong mới nhận ra mình đã mua nhiều hơn bình thường. Doanh số bán hàng của Budweiser bỗng dưng tăng gấp rưỡi chỉ vì chính sách đặt giá. Bịch 12 lon chỉ là ĐẠO CỤ BÁN HÀNG.===>>> Đây được gọi là UPSELL bằng cách bán hàng COMBO. 
Họ cho khách hàng quyền lựa chọn nhưng không có lựa chọn nào là KHÔNG.
Vì chúng ta thích chọn mua chứ không thích bị bán hàng.
3/ Câu chuyện của IPhone 7
IPhone 7 thì sao? Họ chỉ sản xuất và bán các phiên bản 32GB, 128GB, 256GB.Với máy ảnh chụp ảnh và quay phim 4K, bộ nhớ 32GB là quá nhỏ, bản 64GB sẽ hợp lý hơn nhưng… không có. Hầu hết mọi người lại “cố gắng” lên đời bản 128GB đắt hơn hẳn $100, vậy là Apple tăng doanh số 1 cách rất tự nhiên.===>>> Đây được gọi là UPSELL bằng cách bán hàng cho RAVING FANS.Đã là Fans, tiền không còn là vấn đề.
Từ các ví dụ ở trên, bạn đã nhận ra những cách có thể tăng doanh số cho doanh nghiệp của mình đơn giản không? Chưa đâu nhé... Muốn marketing và bán hàng đạt năng suất hiệu quả tối ưu thì song song với nó sản phẩm phải có chất lượng đối với người dùng nữa, khi đó việc tăng doanh số của bạn sẽ đạt hiệu quả tốt.
Chúc các bạn kinh doanh đạt doanh thu cao.
Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, vui lòng COMMENT đánh giá bên dưới để tôi có động lực SHARE nhiều hơn nữa. Thanks!


Marketing - những màn ảo thuật trong bán hàng

Thực hiên CONTENT tốt sẽ giúp bạn bán được nhiều hàng hơn, thu hút sự quan tâm đến bạn nhiều hơn - đó là những khách hàng mục tiêu. Chuyên môn sáng tạo của bạn chuyên nghiệp và tuyệt vời hơn, hay thậm chí là các kỹ năng sống của bạn cũng tăng lên rõ rệt. Bạn viết nhiều thì việc sử dụng ngôn ngữ của bạn sẽ tốt dần lên, vốn từ của bạn sẽ rộng ra, và những vốn từ và cách sử dụng ngôn ngữ đó sẽ giúp bạn có khả năng giao tiếp tốt hơn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều mối quan hệ hơn, nhiều cơ hội phát triển hơn.





CONTENT của bạn cấu trúc như 1 bài văn có đầy đủ các thành phần chính sau:

1. Tiêu đề: viết đúng vào sản phẩm dịch vụ của bạn đang có và phần đuôi hoa mỹ cho có chút gia vị, tăng thêm sự mặn mà và sự hấp dẫn của sản phẩm, dịch vụ đó.
Vd: 
Bán nhà / Nhà mặt tiền đường Quận 4 chính chủ giá 3 tỷ, còn thương lượng,...
Bán giày dép / Giày dép Nike xách tay chính hãng giá đẹp cho số lượng lớn.
Dịch vụ y khoa / Phòng khám tai uy tín tại TpHCM, Bác sĩ XYZ chuyên khoa 1 BV Tai-Mũi-Họng
....

2. Mở bài: Cần nêu bật các yếu tố là ưu điểm của sản phẩm dịch vụ. Chỉ cho khách hàng thấy được "Tại sao tôi (khách hàng) cần bạn (doanh nghiệp)?" 
Cho khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp khi đọc Content để ra quyết định MUA hay KHÔNG MUA?
Thuyết phục khách hàng bằng hình ảnh thực tế, sản phẩm dịch vụ của bạn có ưu điểm gì? hãy nêu ra. Cho khách hàng thấy được sự cần thiết, tính hiệu quả sản phẩm dịch vụ của bạn. 
Thực tế khách hàng luôn có sự ngụy biện, hãy "biện chứng và tạo vết" để lưu lại trong danh sách khách hàng tiềm năng như thêm phần " QUÝ KHÁCH VUI LÒNG ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ VIỆC HỖ TRỢ ĐƯỢC TỐT HƠN"
Xác định "từ khóa" khách hàng cần và "từ khóa" của bạn trùng khớp có sự kết nối. Kiểm soát "TỪ KHÓA" để khách hàng có sự tò mò, cảm thấy thú vị, hưng phấn trọng việc ra quyết định

3. Kết luận: Chuyển khách hàng từ các trạng thái tìm hiểu thông tin sang LỰA CHỌN / QUYẾT ĐỊNH cuối cùng. MUA hoặc để lại THÔNG TIN CÁ NHÂN, tối ưu hóa các khâu trong bài viết 1 cách dễ hiểu nhất.


Một số tài liệu tham khảo thêm để xây dựng content hiệu quả hơn:

Cẩm nang Content

Những cách giật tít 

Chúc các bạn thành công!!!





Xây dựng CONTENT hiệu quả trong bán hàng

Bán hàng online hay offline bạn cần xây dựng cho bản thân một quy trình như một hệ sinh thái xoay quanh sản phẩm - dịch vụ của bạn nơi mà khách hàng không phải tốn tiền chỗ này thì cũng phải tốn tiền chỗ khác một cách thoải mái và rất sung sướng khi tiêu tiền.


Có phải bạn đang gặp những vấn đề sau:

  • Bạn chưa biết cách khai thác hết tiềm năng của thị trường?
  • Bạn không thể chốt sale dù khách hàng đã ghé thăm website của bạn?
  • Khách hàng search tìm kiếm hoài không thấy website bạn đâu?
  • Bạn chưa biết cách khai thác hết tiềm năng của thị trường?
  • Bạn lúng túng khi đối thủ cạnh tranh quá nhiều.
  • Việc kinh doanh khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Nếu bạn muốn giải quyết tốt những vấn đề ở trên hãy giải đáp trả lời cho khách hàng qua hai câu hỏi:

1/ Tại sao tôi (khách hàng) phải nói chuyện với anh (bạn)? 
- Hãy cho khách hàng biết bạn (website của bạn) đúng là nơi khách hàng đang có nhu cầu thực.
2/ Anh (bạn) có phải là "chuyên gia" trong lĩnh vực, sản phẩm tôi (khách hàng) đang tìm kiếm?
- "Chuyên gia": có nghĩa bạn bán sản phẩm gì thì trước tiên bạn phải hiểu rõ nhất về nó, truyền đạt đúng, rõ cho khách hàng biết, hiểu đúng nhất về nó.
- Nêu rõ ưu điểm - tối ưu sản phẩm của bạn.
- Hướng dẫn cho khách hàng sự lựa chọn tối ưu.

Be Continue...


Bán hàng hay Tư vấn - Sales or Consultant