Blogroll

Kinh nghiệm thương trường học từ Tam Quốc@


Kinh nghiệm của Lưu Bị cho ta thấy: CEO hoàn toàn có thể bắt đầu từ việc bán hàng vỉa hè.
Kinh nghiệm của Gia Cát Lượng cho ta thấy: Đôi khi vào doanh nghiệp tư nhân còn có đất phát triển hơn vào doanh nghiệp nhà nước.

Kinh nghiệm của Lã Bố cho ta thấy: Nhảy việc nhiều quá sẽ dẫn đến việc không còn ông chủ nào dám nhận.

Kinh nghiệm của Bàng Thống cho ta thấy: Vẻ ngoài xấu xí quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi đi phỏng vấn xin việc.
Kinh nghiệm của Mã Tốc cho ta thấy: Dù những môn chuyên ngành có học tanh tưởi đến đâu thì chưa chắc đã có ích khi làm việc thực tế.
Kinh nghiệm của Dương Tu cho ta thấy: Trong công việc, nếu luôn tỏ ra cao minh hơn lãnh đạo, tất sẽ chết thảm.
Kinh nghiệm của Tào Tháo cho ta thấy: Muốn làm ăn được trên thị trường, trước tiên phải đề cao chính sách của Nhà nước. Muốn làm doanh nghiệp của mình lớn mạnh thì phải không ngừng hợp nhất các doanh nghiệp khác vào và đè bẹp các hộ kinh doanh cá thể.
Từ cuộc đời của Đại Kiều, Tiểu Kiều, có thể rút ra: Đàn ông vừa có tiền, vừa có tài, vừa đẹp trai thường sẽ không thể cùng bạn đi tới cuối cuộc đời.
Từ gia đình Tư Mã, ta thấy: Đi làm thuê cho người khác, chẳng thà tự mở công ty.
Kết cục của Trương Phi cho ta thấy: Phải đối xử tốt với nhân viên, nếu chỉ suốt ngày đè nén áp bức, chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả, họ có thể bỏ việc tập thể hoặc nhảy việc.
Cuộc đời Hoàng Trung cho ta thấy: Tuổi tác không thành vấn đề, quan trọng là thực lực. Đừng coi thường nhân viên già. Đôi khi họ làm còn tốt hơn nhân viên trẻ.
Từ câu chuyện ba lần tới lều tranh, ta thấy: Một người có bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc hay không không quan trọng, cái chính là phải biết tự quảng cáo bản thân mình, nâng cao danh tiếng của mình, đến lúc đó tự dưng có người tìm đến nhà, mời đi làm với mức lương cao, đồng thời cũng không được quên làm bộ làm tịch để nâng cao giá trị bản thân.
Kinh nghiệm của Trần Cung cho ta thấy: Ông chủ muốn tìm nhân viên tốt đã khó, nhân viên muốn tìm ông chủ tốt để cống hiến còn khó hơn.
Câu chuyện về ngựa Xích Thố cho ta thấy: Đồ hàng hiệu quả thật hơn đời, cho dù là second hand đi nữa, vẫn được người ta mua với giá cao, bày trong nhà như một món đồ xa xỉ vẫn thể hiện được sự giàu có của gia chủ.
Kinh nghiệm của Hoa Đà cho ta thấy: Chỉ có kỹ năng chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Quan trọng là phải được nhà nước chứng nhận, đủ giấy tờ hợp pháp, phải qua được những thí nghiệm lâm sàng. Những phòng mạch tư nhân hay thầy thuốc rong nói chung không thể tin được.
Câu chuyện Tào Tháo mời Từ Thứ cho ta thấy: Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tìm nhân tài, có thể không từ một thủ đoạn nào cả. Cho dù mời người đó đến công ty ăn lương không, chẳng phải làm gì cả, còn hơn là để anh ta làm việc cho đối thủ, ảnh hưởng đến tiền đồ của công ty mình.
Kinh nghiệm của Mã Siêu cho ta thấy: Nếu không tự kinh doanh được một mình thì tốt nhất nên tìm ông chủ nào đó mà làm công.

Học kinh nghiệm thương trường từ truyện Tam Quốc diễn nghĩa

Bán hàng nhanh nhờ 10 phương pháp cross - sale hiệu quả nhất


I. Điều đâu tiên bạn cần hiểu Cross - selling là gì?

Cross-sell là một thuật ngữ marketing dùng để nói về cách thức giới thiệu những sản phẩm hoặc dịch vụ cộng thêm có liên quan đến thứ mà khách hàng đang hoặc đã mua.

Ví dụ: Việc tìm kiếm sản phẩm ga trải giường trên mạng có thể đưa đến việc giới thiệu một danh sách những sản phẩm về rèm. Một ví dụ phổ biến của cross-sale là câu nói thường gặp trong lĩnh vực thức ăn nhanh: “Bạn có muốn ăn kèm với khoai tây chiên không?”. Còn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, cross-sale có nghĩa là giới thiệu nhiều loại hình đầu tư cho nhà đầu tư, hoặc thậm chí là dịch vụ bảo hiểm cho nhà đầu tư hoặc chuẩn bị thuế cho những khách hàng đang dự tính về hưu.

Up-sale trong marketing là cách thức giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp (về giá) hơn cho những khách hàng đang hoặc đã mua. Ví dụ điển hình nhất của up-sale là câu nói phổ biến trong lĩnh vực thức ăn nhanh: “Bạn có muốn một phần bánh siêu bự?” 

II. Khác biệt giữa cross-sell và up-sale:

Up-sale là làm cho khách hàng trả tiền nhiều hơn để mua sản phẩm hay dịch vụ đắt tiền hơn của cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ đó, hay là những chức năng/dịch vụ bảo hành có liên quan đến sản phẩm dịch, dịch vụ.

Cross-sell là làm cho khách hàng trả tiền nhiều hơn để mua thêm các sản phẩm, hay dịch vụ khác loại với sản phẩm hay dịch vụ vừa lựa chọn hoặc mua.


III. Các phương pháp để thực hiện cross-sale:

Nhiều nhà kinh doanh ban đầu thường giới thiệu nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ. Những thứ đó có thể thực hiện rất tốt việc nâng cao hiểu biết của khách hàng về những giải pháp họ cung cấp. Hình thức cross-sale này có thể là một cung cấp rất hiệu quả cho những nhà kinh doanh nhỏ. Khi bạn cross-sale, bạn giới thiệu tới khách hàng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó liên quan bất kỳ tới những thứ họ đã mua. Nó có thể đơn giản như là một người phục vụ hỏi khách hàng có muốn một phần rau trộn đi kèm với món ăn chính. Up-sale định vị những sản phẩm có giá cao hơn tiếp theo những trường hợp tốt/tốt hơn/tốt nhất. Cả 2 phương thức đều khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn một chút nhưng có thể tăng đáng kể doanh số của bạn Nhưng có thể bạn lo lắng về việc có thể làm khách hàng khó chịu khi giới thiệu quá nhiều sản phẩm cho họ. Nhưng đừng lo lắng. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết người mua đều thích với việc được giới thiệu về những sản phẩm hoặc dịch vụ khác tốt hơn hoặc chưa bao giờ được thấy trước kia. Đó là phương thức chứng tỏ rằng bạn quan tâm và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng. Dưới đây một vài gợi ý có thể làn tăng khả năng thành công của việc cross-sale.


IV . Dưới đây là 10 cách cross-sale tốt nhất:

1. Hãy chuẩn bị trước rồi hãy hỏi
Bạn phải bảo đảm chắc chắn rằng bạn đã có đủ các sản phẩm bổ sung cho nhau. Nếu bạn bán giày, chuẩn bị sẵn một vài sản phẩm như xi đánh giày, tất vớ để thực hiện cross-sale. Sau đó đơn giản chỉ là nhớ hỏi khách hàng họ có muốn mua thêm thứ gì không. Sản phẩm cross-sale phải rẻ hơn sản phẩm ban đầu, và phải là những thứ có thể khiến khách hàng quyết định mua một cách nhanh chóng. Sản phẩm càng phức tạp thì càng tốn thời gian giải thích và càng làm khó khăn thêm cho việc cross-sale.
Bạn phải bảo đảm đội ngũ nhân viên phải quen thuộc & hiểu tất cả sản phẩm của doanh nghiệp, thứ nào thì đi kèm với thứ nào. Đồng thời bạn cũng phải dạy họ thuần thục việc cross-sale như thế nào.

2. Định vị một cách thông minh
Hãy học từ các siêu thị và sạp báo: Có một lý do nào đó khi họ luôn luôn đặt kẹo cao su, sô cô la hoặc tạp chí tại quầy tính tiền. Đặt một sản phẩm rẻ tại nơi khách hàng chờ tính tiền khuyến khích họ mua nó. Nên nhắm đến việc đặt những sản phẩm rẻ nhất sẽ bổ sung tốt nhất cho những sản phẩm bán chạy nhất của bạn. Hãy nhìn vào quầy tính tiền ở các siêu thị sẽ rõ về cách này nhất.
Thời đại 4.0 là xu thế thì bạn nên xem thêm cách tiếp theo...

3. Nâng cấp cho trang Web của bạn
Điều rất thuận lợi cho việc cross-sale trực tuyến là bạn có rất nhiều dữ liệu để thực hiện. Bạn thậm chí còn có thể tự động hóa việc giới thiệu cross-sale, bằng cách sử dụng các thông tin mà các khách khác đã mua (xem kỹ hơn về phần này trong cách bên dưới). Nếu điều đó vượt quá chi phí, bạn có thể chỉ cần giới thiệu những sản phẩm của bạn theo cách trực quan: nếu ai kiếm “hạt giống cà chua”, giới thiệu cho họ khay gieo hạt, phân hữu cơ hay miếng phủ bằng xenlulo. Sử dụng chức năng “Site overlay” trên Google Analytics để xem những sản phẩm nào hay đi chung với nhau nhất (Dựa theo chi tiết việc khách hàng xem từ sản phẩm nào đến sản phẩm nào), và sử dụng dữ liệu bán hàng một cách thông minh, nó chỉ ra rằng những sản phẩm nào được khách hàng mua cùng một lúc. Tuy nhiên bạn phải chắc rằng khách hàng có thể dễ dàng tìm kiến thông tin họ cần trên những sản phẩm thêm mà không phải đi quá xa sản phẩm ban đầu. Tất cả các trang phải tận dụng hết những cơ hội cross-sale có thể, và chú ý đặc biệt trang tính tiền vì nó là một cơ hội lớn để cross-sale.


4. “Những khách hàng mua giống bạn cũng đã mua những thứ này”
Vào năm 2006, 35% doanh số trong năm của Amazon đến từ cross-sale. Việc giới thiệu của “Những khách hàng mua giống bạn cũng đã mua những thứ này” và “Những sản phẩm thường được mua chung với nhau” thật không tưởng. Nó đánh vào niềm tin của khách hàng dựa trên những khách hàng khác có chung sở thích. Điều đó chính là cross-sale nhưng lại làm không làm cho khách hàng cảm thấy Amazon đang đưa ra đề nghị mua hàng, và do đó làm cho Amazon thoát khỏi việc tạo ra khó khăn trong việc bán hàng. Họ chỉ giới thiệu những thứ mà khách hàng thích.
Bạn có thể làm giống như Amazon bằng cách tự động đưa ra những lời đề nghị giống Amazon đã làm (cách này tương đối tốn kém), hoặc bạn có thể chỉ cần đưa lên mạng những sản phẩm một cách thủ công ở những nơi phù hợp dưới tiêu đề “Mua thêm”/ "Sản phẩm kèm" (cách này sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể nhưng sẽ tốn thời gian hơn). Sử dụng dữ liệu bán hàng trong những sản phẩm được mua cùng nhau, hoặc chỉ cần giới thiệu sản phẩm theo cách trực quan. Sử dụng cách này trên những khách hàng bằng cách thỉnh thoảng đề cập tới những khách hàng có sở thích giống nhau và những thứ họ đã mua gần đây.

5. Tạo ra nhiều ưu đãi
Những khuyến mãi hấp dẫn như “Giao hàng miễn phí cho những đơn hàng trên 40 đô-la” sẽ khuyến khích khách hàng mua thêm cho đủ số tiền. Hoặc bạn cũng có thể thử sử dụng phiếu giảm giá hoặc phiếu quà tặng cho những đơn hàng vượt quá một giá trị nào đó, hoặc cũng có thể thưởng điểm tích lũy gấp đôi cho khách hàng thân thiết khi mua cùng một số tiền. Những phương pháp bên trên và bên dưới cũng có thể sử dụng kết hợp với phương pháp này để tạo ra thêm nhiều hiệu quả.

6. Đóng gói sản phẩm
COMBO rất hiệu quả vì chúng hợp với nhau một cách tự nhiên và được gộp chung tạo thành một gói sản phẩm với một giá hấp dẫn. Khách hàng cảm thấy họ đã tiết kiệm một khoản tiền trên những thứ họ có thể mua – hoặc muốn mua. Bạn hãy tìm một mức giá vừa có thể sinh lời vừa làm cho khách hàng cảm thấy được lợi, sau đó giới thiệu gói sản phẩm đó tới khách hàng một cách trực quan nhất và sắp xếp tất cả sản phẩm trong đó cùng với nhau. 
COMBO - là thuật ngữ thường dùng với phương pháp này.

7. Giới thiệu một dòng sản phẩm
Nếu bạn từng thử đọc phần dưới của chai dầu gội đầu trong lúc tắm (ai chưa từng làm điều đó nhỉ?), bạn có thể nhớ đến một miếng dán tiếp thị rất khéo kiểu cũ: “Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng chung với [tên một sản phẩm cùng nhãn hiệu].” Nếu bạn có những sản phẩm của cùng một dòng, sử dụng phương pháp này là điều không cần phải suy nghĩ.

8. Đề nghị của chuyên gia
Nếu bạn không có quyền quyết định trên những mẫu mã sản phẩm bạn bán, thì hãy tận dụng ý kiến chuyên gia trên hai hoặc ba sản phẩm đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng cùng nhau. Chuyên gia cũng có thể là bạn nếu cần: bạn hiểu các sản phẩm nhiều hơn là khách hàng của bạn, bạn nên chỉ ra những hiểu biết đó. Hoặc sử dụng trích dẫn từ chuyên gia hoặc các bài viết bạn đã đọc.

KOL (Key opinion leader - người có ảnh hưởng lan tỏa) hoặc Influencer (người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực nào đó - chuyên gia) đang được sử dung rộng hiện nay. Đó là lý do tại sao một số sản phẩm được Diễn viên, người nổi tiếng, bác sĩ là người quảng bá...

9. Trong lúc thương thảo
Nếu bạn đang thương thảo với khách hàng trực tiếp, có thể là trong phòng hội thảo hoặc là quầy mỹ phẩm tại trung tâm thương mại, nghĩa là bạn đang có cơ hội gieo mầm cross-sale ngay từ ban đầu. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc, khi bạn đang rút ra những điểm trọng yếu của khách hàng tiềm năng, ghi nhớ trong đầu tất cả mọi thứ ngay cả khi bạn đang tập trung vào một vấn đề lớn. Và khi buổi gặp mặt gần sắp kết thúc, hãy thuyết phục họ rằng những điểm trọng yếu đó sẽ được giải quyết trong những sản phẩm của bạn – cùng với một chút chiết khấu cho khách hàng, nếu bạn muốn (Điều này phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng điêu luyện của người chốt sale) 

10. Giảm giá cho lần mua thứ hai
Những thứ “gắn thêm” hay “phụ thêm” đã trở nên bắt buộc giữa các công ty điện thoại trong những năm gần đây. Nó hiệu quả vì nó giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm phụ thêm mà họ mong muốn (nhưng không cần thiết), đồng thời đi kèm với những khuyến mãi hấp dẫn. Khách hàng thì có cảm giác được lợi, và công ty thì được hưởng lời cao hơn vì bạn được 2 dịch vụ thay vì là 1. Thường thì khách hàng sẽ chẳng bao giờ mua sản phẩm thứ hai nếu nó không giảm giá từ 1-10 đô la. Khuyến mãi được ưa thích “Mua 2 thì tặng 1 miễn phí”. 

Có 1 cách bán mà HOANG HIEP DONG nghe rất thích thú "BÁN TRẢ GÓP cái ốp lưng mạ vàng giá 4triệu9 vnđ TẶNG Iphone 11" 😆😉

Tuy nhiên, khi nào mà bạn còn đưa ra cho khách hàng những sản phẩm có sức thu hút tức thời, và số tiền giảm giá bạn đưa ra không làm ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận, thì bạn nên áp dụng phương pháp này. Nó có thể giảm lợi nhuận của bạn một ít nhưng làm tăng gấp đôi lượng hàng bán ra mỗi giao dịch – đặc biệt là trong những thời điểm bán chậm. Nó cũng làm cho khách hàng có cảm giác được lợi khi mua những món hàng giảm giá. (Nếu họ không có hứng thú với những đề nghị của bạn lần đầu tiên, sử dụng thư trực tiếp để tiếp tục đưa ra những khuyến mãi tương tự để khuyến khích khách hàng mua hàng tiếp tục.) Phương pháp này không khác với ý tưởng bán hàng trọn gói, bạn chỉ là định vị nó khác một chút. Một là bạn đưa ra khuyến mãi lúc cuối của quá trình mua hàng, còn một là chọn khuyến mãi trong quá trình mua hàng.

V. Cách Amazon và Ebay – cross-sale trực tuyến 

Trên internet, cross-sell chiếm vị thế chủ đạo một cách hiển nhiên. Đó là hình thức khuyến mãi những sản phẩm đi kèm có liên quan đến những sản phẩm vừa được mua. Amazon là một trong những công ty đầu tiên sử dụng cross-sale để nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ kh|ch h{ng cũ, thu hút khách hàng mới và duy trì vị thế cạnh tranh. Nếu bạn mua một loại sản phẩm nào đó, bất kể là quyển sách hay một đĩa CD, bạn sẽ thấy một lưu ý lúc tính tiền hoặc qua email. Lưu ý ấy bảo rằng những khách hàng khác cùng mua sản phẩm giống bạn đều thích những sản phẩm tương tự khác. Ngay khi bạn mua một quyển sách kinh doanh, bạn sẽ được lưu ý những cuốn sách giống như vậy. Phương thức cross-sale của Amazon hết sức hiệu quả, cung cấp thêm những giá trị cộng thêm cho kh|ch h{ng đồng thời tăng doanh số bán hàng của họ.

Ebay là một ví dụ khác của một trang web trực tuyến sử dụng cross-sale. Khi bạn bán khăn tắm và đồng thời cũng có những vật dụng trong nhà tắm khác, hoàn toàn phù hợp cho việc sử dụng cross-sale. Nó dễ dàng nhận biết, bởi vì nó có thể tăng gấp đôi doanh số trên cùng một lần bán hàng.















Cross - Selling là gì? ĐẮT KHÁCH hơn với 10 cách Cross-sale

30 tuổi muốn trở thành người giỏi phải củng cố bản thân một cách toàn diện. Tiến bước cùng thời đại, kiểm soát tốt cảm xúc tâm trạng, dự trữ tình cảm, tự giác kỷ luật và tư duy tích cực mới là nền tảng quan trọng, là liều vitamin tổng hợp hữu hiệu giúp bạn trở thành một người giỏi thực sự.

Cố gắng nâng cao bản thân, chăm chút người, vật và việc xung quanh. Tương lai và vận may của bạn chắc chắn sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Đó là chân tướng sự thật "Làm thế nào để trở thành một người giỏi giang?" mà sau tuổi 33 tôi mới ngộ ra.
Trước đây, tôi chỉ đơn thuần nghĩ rằng, một người giỏi và thành công hay không chủ yếu là nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực và vận may. Nhưng phải nỗ lực và cố gắng như thế nào? Chủ yếu thể hiện ở việc thức đêm tăng ca không nghỉ ngơi và vui chơi bạt mạng.
Đến tuổi 33, sau khi trải qua khoảng 10 năm lăn lộn, tu thân lập nghiệp, nếm đủ mọi đắng cay ngọt bùi mới phát hiện ra rằng, sự thành công trong cuộc đời không đơn thuần chỉ là một tiêu chuẩn nào đó. Thứ quan trọng nhất để sải bước trên con đường giỏi giang và thành công không phải là bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian mà là những việc làm dưới đây:

1. Tư duy tích cực
Trong một lần có cơ hội ngồi cafe trò chuyện với thầy cũng là một sếp trong tập đoàn lớn. Hàn huyên một hồi, nhắc đến việc sử dụng người tài, thầy nói: tôi thích nhất là những người dám thử thách. Cùng phải đối mặt với một việc mà bạn chưa từng làm bao giờ, có những người sẽ do dự suy đi tính lại. Nhưng có những người lại cho rằng đó là cơ hội. Chưa biết gì những vẫn liều mình thủ sức.

Đây không chỉ là vấn đề tính cách mà quan trọng hơn cả đó là lối tư duy khác nhau. Do vậy, con đường tương lai của họ ắt cũng sẽ khác nhau hoàn toàn.

Nhìn người cũng vậy, lối tư duy khác nhau, cũng sẽ có những cảm nhận khác nhau. Trước kia, nhìn ai tôi cũng chỉ chăm chăm vào khuyết điểm của họ. Do vậy tôi luôn cảm thấy những người xung quanh có điểm gì đó không bằng mình.

Nhưng giờ đã khác, tôi bắt đầu thích khen ngợi người khác, nhìn nhận ưu điểm của họ. Xem họ có những điểm gì đáng để mình học hỏi. Sự thay đổi về cách tư duy cũng sẽ khiến mối quan hệ xã hội của bạn trở nên tốt đẹp hơn.

2. Tự giác, kỷ luật

Mới đây, trong nhóm bạn bè xôn xao bàn luận chủ đề: "Nếu bây giờ bạn có rất nhiều tiền, không cần phải lo lắng cơm áo gạo tiền, bạn sẽ theo đuổi thực hiện ước mơ chứ?, Có nhiều tiền để làm gì?"

Rất nhiều người thường mặc sức tưởng tượng về ước mơ của mình. Nếu có nhiều tiền, sẽ muốn làm gì đó?... Nhưng bạn tin không? Nếu thực sự có ngày đó, bạn chắc chắn sẽ ngủ nướng, cày phim, chỉ hưởng thụ những gì bạn muốn...

Mọi người lập tức sẽ tán đồng và đối đáp lại rằng: Trời ơi, đúng quá đi thôi. Nếu thực sự ngày đó, tôi chắc chắn sẽ ngủ chán thì thôi. Hoặc chắc chắn sẽ ăn uống no nê, vui chơi nhảy múa thỏa thích. Cứ sống như vậy vài tháng đã rồi tính tiếp.

Bạn xem đấy, chúng ta thường yêu cầu trẻ con phải tự giác, nhưng tính tự giác và tính kỷ luật của người lớn thì ở đâu?

Thực ra đâu cần phải thức khuya dậy sớm, cày cuốc đêm hôm. Chỉ cần chống lại được sự cám dỗ của chăn ấm đệm êm để dậy sớm. Chỉ cần ăn uống lành mạnh để giữ gìn sức khỏe. Chỉ cần bớt ăn chơi nhảy múa để theo đuổi ước mơ là bạn đã và đang bước trên con đường hướng tới thành công rồi.

Tự giác, kỷ luật bản thân ngay từ bây giờ, ngay từ những việc nhỏ nhất, tập tính ngăn nắp, gọn gàng, bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn sẽ trở nên quy luật hơn. Từ đó sẽ mang lại hiệu quả và chất lượng cuộc sống cao hơn. Đây sẽ là tiền đề quan trọng giúp bạn giỏi hơn và thành công hơn.
Hoang Hiep Dong 


3. Dự trữ nguồn tình bạn

Trong một lần ngẫu nhiên, tôi tham gia vào một nhóm sự nghiệp. Các thành viên trong nhóm đều là những người có thành tích nổi bật trong công việc. Tôi rất ít khi tham gia nói chuyện, nhưng luôn quan sát mọi người. Tôi phát hiện ra một việc mà mọi người trong nhóm rất thường làm là giúp đỡ, động viên, cho nhau những lời khuyên chân thành.

Trong nhóm ai có ý tưởng, có sản phẩm mới, tất cả mọi người đều sẽ giúp đỡ chia sẻ quảng bá. Nếu ai đó đang triển khai dự án mới, mọi người sẽ cùng nhau đóng góp ý kiến. Ngay cả khi có ai đó trong nhóm đi du lịch hoặc đi chơi xa cũng đều nhớ mua quà cho các thành viên. Món quà tuy nhỏ, nhưng tấm lòng lại rất to lớn.

Các thành viên trong nhóm, khó lòng tưởng tượng trị giá tinh thần mà những món quà nhỏ mang lại lớn đến cỡ nào. Ngay cả tôi, thành viên ít giao du trong nhóm, mà thi thoảng vẫn nhận được những món quà nhỏ.

Hãy luôn nhìn nhận, khẳng định và ngợi ca ưu điểm của người khác. Tiếp xúc, trò chuyện nhiều với bạn bè xung quanh. Thiết lập mối quan hệ tình cảm với mọi người xung quanh. Để khi gặp phải vấn đề gì đó, bạn sẽ có càng nhiều cơ hội được người khác giúp đỡ hơn. So với việc một mình đơn phương độc mã, được nhiều người khác giúp đỡ sẽ càng hạnh phúc hơn nhiều.

Dữ trữ tình cảm mọi lúc, mọi nơi và bất cứ khi nào có thể. Đơn thuần chỉ là những hành động quan tâm nhỏ nhẹ nhưng lại là những việc làm mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn cho bạn và cho cả những người xung quanh.


4. Kiểm soát cảm xúc

Gần đây, tâm trạng không được tốt. Cảm xúc tiêu cực lâu ngày dồn nén, đột nhiên bắt đầu bung lụa. Công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng rất lớn. May mà tôi tìm được một người có cùng cảnh ngộ. Hai người trút bầu tâm sự với nhau, rồi tâm trạng cả hai tốt lên một cách kỳ diệu. Điều này khiến tôi có nhận thức hoàn toàn mới về việc quản lý cảm xúc.

Trước đây, tôi thường nghĩ rằng, rất nhiều người thích tâm sự, trút hết phiền não của mình cho người khác để đổi lại một vài lời khuyên hoặc thậm chí là chẳng mong đợi điều gì ngoài việc chỉ muốn nói ra cho nhẹ lòng. Nói ra rồi sẽ tốt hơn.

Nhưng thực ra, chỉ khi trút bầu tâm sự với những người có cùng cảnh ngộ và cùng cảm nhận, chỉ cần một câu nói thôi, đối phương lập tức sẽ hiểu hết. Như vậy mới có hiệu quả trị liệu thực sự, mới khiến cả hai nhanh chóng thoát ra khỏi nguồn năng lượng tiêu cực.

Việc quản lý cảm xúc một cách chân thực và hiệu quả không chỉ dừng lại ở việc trút bầu tâm sự. Quan trọng hơn cả đó là khi đối mặt với sự biến động lớn về cảm xúc, bạn vẫn có thể hoàn thành công việc trong tay một cách suôn sẻ. Không bị chi phối bởi cảm xúc. Đồng thời, trong cuộc sống về sau có thể nhanh chóng ổn định cảm xúc tiêu cực và nhanh chóng xử lý tốt tâm tư tình cảm của mình.

Đây thực sự là một khả năng lớn mạnh, một việc quan trọng đáng để mỗi người quan tâm, học hỏi. Nhất là những người sau 30 tuổi, những người dưới có con nhỏ cần phải chăm lo, trên có bố mẹ già cần hiếu dưỡng.


5. Cập nhật đi cùng thời đại

Ví dụ như bây giờ chúng ta vẫn sử dụng công nghệ kỹ thuật, phương pháp và quy trình của 5 - 10 năm trước thì bị tụt hậu đến nhường nào, và cũng rất có thể bị phán: mặc quần áo model 2019 mà tư duy của năm 1999, thế thì lạc hậu đến mức nào nữa?

Mình nghĩ rằng, công việc không nhất thiết phải tiến bước cùng thời đại. Nhưng nếu như đợi đến khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn mới tìm cách giải quyết, tìm cách ứng phó thì có thể bạn sẽ phải trả giá rất đắt.

Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những người thành công lớn xung quanh đều có chung một đặc điểm đó là họ hiểu và biết tất cả mọi thứ mới mẻ, cập nhật thông tin nhanh nhạy. Nói gì biết đó, bất chấp thế hệ. Và luôn hiếu kỳ với những sự vật, hiện tượng mới lạ.

Những đặc điểm này, trông thì đơn giản nhưng làm lại rất khó, đại đa số mọi người khi bước qua ngưỡng cửa 30 đều rất dễ "cậy già lên mặt", coi thường người trẻ. Nhưng thực chất bản thân sớm đã bị tụt lùi lại phía sau mà không hề hay biết. Đợi đến khi phát hiện mình không bắt kịp thời đại, muốn hối cũng đã muộn.

Do vậy, dù bất cứ giá nào cũng phải tiến bước cùng thời đại. Tuyệt đối không được để bản thân tụt lùi lại phía sau. Không ngừng học hỏi, phải tìm kiếm và cập nhật những thông tin mới nhất có chọn lọc, trau dồi tri thức vì thời đại xã hội lúc nào cũng tiến triển trước chúng ta.

6. Sức khỏe là vô địch
Bất kỳ ở độ tuổi nào cũng cần có năng lượng để hoạt động và làm việc, có sức khỏe bạn mới có thể làm "chiến binh", năng lượng cao hay thấp do bạn rèn luyện mà có. Người có năng lượng làm việc sẽ nhanh hơn, nhạy bén hơn.


Việc giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào ở độ tuổi hơn 30 chúng ta hay lãng quên vì cứ nghĩ mình đang rất khỏe, nhưng ngưỡng tứ tuần sắp đến thì phải luôn xác định trước để đề phòng việc "sập nguồn" bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy đến nếu chúng ta lạm dụng phá sức, việc hồi phục cũng không thể bằng lúc đôi mươi được.
Luyện tập một môn thể thao phù hợp để cân bằng được sự vận động từ trí não đến cơ bắp là sự chọn lựa sáng suốt. Thể thao sẽ giúp giải tỏa stress căng thẳng, giải phóng bớt năng lượng, phòng ngừa được bệnh tật. Bên cạnh đó, biết đâu sẽ có nhiều mối quan hệ có ích cho công việc của bạn.

Nguồn: ở đây đấy


Tuổi 33 mới ngộ được bản chất: muốn thật sự lợi hại phải luôn trang bị 6 điều bí mật sau

Phần lớn các nhà tuyển dụng đều thắc mắc lý do thực sự khiến nhân viên của họ nghỉ việc. Liệu có phải vì tiền? Theo khảo sát, quyết định nghỉ của một nhân viên phụ thuộc phần lớn vào người sếp trực tiếp. Dưới đây là những lý chính do khiến nhân tài bỏ việc.

1. Giao việc quá sức

Khi quản lý tin vào năng lực của cấp dưới, họ dồn nhiều việc cho nhân viên mà không xét đến khả năng thực tế. Giao quá nhiều việc cho nhân viên sẽ khiến họ căng thẳng, cảm thấy như bị trừng phạt bởi chính năng lực nổi trội của bản thân. Nghiên cứu của Đại học Stanford tiết lộ, năng suất làm việc mỗi giờ sẽ giảm nếu bạn làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần.

Nếu muốn nhân tài cống hiến nhiều hơn nữa cho công việc, người quản lý nên cải thiện vị trí, tiền lương, chức vụ của họ cho phù hợp. Nếu chỉ tăng khối lượng công việc mà không thay đổi các quyền lợi và vị trí, các nhân viên tài năng sẽ sớm tời bỏ công ty.

2. Không công nhận những đóng góp của nhân viên

Một lời động viên của quản lý cũng có thể truyền thêm nhiều động lực cho nhân viên, đặc biệt là những người có năng lực xuất sắc. Mọi người đều có nhu cầu được công nhận và đánh giá xứng đáng với những gì họ làm được.

Một người quản lý tài năng sẽ biết cách giao tiếp với cấp dưới và tìm ra phần thưởng tốt nhất dành cho họ: một số người hài lòng với sự thăng tiến, một số khác ưa thích được công nhận thành quả lao động và ngày càng nỗ lực làm việc tốt hơn.

3. Thất bại khi phát triển kỹ năng con người

Khi nhà quản lý được hỏi về mức độ tập trung của họ đối với cấp dưới, nhiều người cố gắng bào chữa, và sử dụng những từ như: tin tưởng, tự chủ, trao quyền. Điều này hoàn toàn vô nghĩa. Người quản lý tốt sẽ liên tục quan sát, lắng nghe ý kiến của cấp dưới và đưa ra phản hồi đúng lúc. Khi bạn có những nhân viên tài năng, hãy tạo cho họ cơ hội để phát triển các kỹ năng của họ hơn nữa.

Nhân tài thường muốn nhiều thử thách để phát triển bản thân. Nếu người quản lý không thể tạo ra các cơ hội mới, công việc nhàm chán sẽ khiến những người tài sớm rời đi.

4. Không tôn trọng cam kết

Những ông chủ thông thái sẽ không chỉ quan tấm đến doanh thu, sự phát triển. Họ rất chú ý đến những nhân viên của mình và luôn đảm bảo cấp dưới có điều kiện tốt nhất để làm việc hiệu quả bằng cách thực hiện đúng những cam kết, hứa hẹn về môi trường làm việc, quyền lợi của nhân viên. Nếu bạn không giữ đúng cam kết, mọi nhân viên của bạn cũng sẽ làm điều tương tự.

Một ông chủ cương trực, quan tâm thực sự đến cấp dưới sẽ luôn có những nhân viên trung thành, đồng hành vượt qua mọi thách thức và khó khăn.

5. Ngăn cản giấc mơ của cấp dưới

Những người tài năng thường có đam mê riêng. Người quản lý xuất sắc biết cách trao cơ hội cho cấp dưới để họ cải thiện năng suất và sự hài lòng trong công việc. Nhưng nhiều ông chủ muốn giới hạn phạm vi hoạt động của nhân viên. Họ e ngại hiệu quả công việc sẽ giảm nếu nhân viên dành nhiều công sức để theo đuổi đam mê riêng. Nỗi sợ hãi này là vô căn cứ.

Nghiên cứu cho thấy, những người có niềm đam mê thường là những nhân viên giàu kinh nghiệm và có thể làm việc hiệu quả gấp 5 lần người bình thường.

Tạo điều kiện cho cấp dưới theo đuổi đam mê cũng chính là cách giúp bạn sử dụng hiểu quả nguồn nhân lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

6. Không cho phép sự sáng tạo

Những người có năng lực luôn tìm cách cải thiện công việc của họ. Nếu quá cứng nhắc, người quản lý không cho phép cấp dưới thay đổi bất kỳ điều gì trong công việc, khiến nhân viên chán ghét công việc, tù túng và luôn muốn thoát khỏi “không gian hạn chế” để tự do thể hiện bản thân.

Một ông chủ thực sự có thể đặt ra nhiều mục tiêu khó khăn ban đầu cho nhân viên, thúc đẩy nhân viên bước ra khỏi vùng an toàn để thể hiện bản thân tốt hơn, tìm cách tốt hơn để đạt được mục tiêu. Những người thông minh rời bỏ công việc nhàm chán, không có thử thách để tìm kiếm môi trường phù hợp với tài năng của họ.
(Nguồn: nhân sự)

Vì sao nhân tài giỏi thường bỏ việc giữa chừng?


Hán Cao Tổ- Lưu Bang xuất thân từ dân thường - người được mệnh danh là giỏi dụng nhân. Tuy “Trí không bằng Trương Lương, Dũng không bằng Hàn Tín, Tài không bằng Tiêu Hà”, nhưng ông lại giỏi dùng người, biết cách thu hút mọi nhân tài trong thiên hạ.

Nắm bắt được thời cơ, đình trưởng Lưu Bang đã gây dựng nên nhà Hán và trở thành vị vua đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc xuất thân từ dân thường. Cách sử dụng hiền tài của ông vua “áo vải” này có nhiều điểm nổi bật, đi trước thời đại.



1. Không câu nệ nguồn gốc
Lưu Bang có một ưu điểm rất lớn đó là ông không câu nệ trong việc dùng người tài. Những người tài dưới trướng ông xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội (quý tộc: Trương Lương, du sĩ: Trần Bình, huyện sử: Tiêu Hà, phu xe: Lâu Kính, cường đạo: Bành Việt…), nhưng dưới sự chỉ đạo của Lưu Bang họ đều phát huy hết tài năng của mình. Lịch sử đã chứng minh sách lược dùng người của Lưu Bang là rất đúng đắn, khôn ngoan.

2. Bỏ qua hiềm khích
Trong đội ngũ nhân lực của Lưu Bang có rất nhiều người đã từng phục vụ dưới trướng của Hạng Vũ. Lưu Bang vẫn mở rộng vòng tay, không tính toán, hoan nghênh họ gia nhập đội ngũ của mình. Như Hàn Tín vốn dĩ là thuộc hạ của Hạng Vũ, nhưng dưới trướng của Hạng Vũ, Hàn Tín không phát huy được hết tài năng của mình, nên mới qua đầu quân cho Lưu Bang. Thực ra một người lãnh đạo mà lúc nào cũng tính toán thiệt hơn, soi mói… thì không bao giờ chiêu mộ được nhân tài, thậm chí các nhân lực hiện có của họ sớm muộn cũng lần lượt ra đi.

3. Đúng người, đúng việc
Đầu tiên phải hiểu rõ sở trường, sở đoản của nguồn nhân lực hiện có, từ đó mới phân việc phù hợp. Lưu Bang hiểu rất rõ rằng tài năng quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo là làm thế nào để khuyến khích tính tích cực, chủ động trong công việc được giao của những người dưới quyền. Lưu Bang dùng Hàn Tín trong việc điều hành binh lực, Trương Lương làm quân sư, Tiêu Hà lo chuyện hậu cần… và đã phát huy tối đa năng lực của từng người.

4. Chân thành đối đãi
Đối đãi nhân lực một cách chân thành không chỉ phản ánh tố chất của nhà quản lý mà còn là một nguyên tắc trong quản lý nhân lực. Đối với người tài, ngoài mức thù lao hợp lý, sự tín nhiệm và tôn trọng của lãnh đạo là điều cần thiết. Lưu Bang có được sự trợ giúp tận tâm tận lực của các hiền tài như Hàn Tín, Trương Lương… chủ yếu là nhờ ông luôn tín nhiệm, tôn trọng họ và cũng nhận lại được sự tín nhiệm và tôn trọng của họ. Đây cũng là một kinh nghiệm rất quý báu, đáng để học hỏi.

5. Tin tưởng giao việc cho thuộc hạ
Điều tối kị của một nhà lãnh đạo là luôn nghi ngờ nhân viên của mình: hôm nay nghi ngờ người này, ngày mai nghi ngờ người khác. Lưu Bang có một ưu điểm nổi bật là khi quyết định dùng người nào, ông luôn tin tưởng giao cho người đó được toàn quyền xử lý công việc được giao.

6.Thưởng phạt phân minh
Trong việc sử dụng người tài, ngoài việc tín nhiệm và tôn trọng, phải có chế độ thưởng phạt phân minh. Khen thưởng chính là một sự thừa nhận thiết thực nhất của nhà lãnh đạo đối với cống hiến của thuộc cấp. Sau khi đoạt được thiên hạ, Lưu Bang đã dựa vào công tích của từng cá nhân để ban thưởng. Ngoài việc ban thưởng cho những người có công lớn như Hàn Tín, Trương Lương, Bành Việt, Hán Cao tổ còn ban thưởng cho Ung Xỉ - một người mà ông vẫn có thành kiến.

Khả năng sử dụng hiền tài đã góp phần rất lớn vào thành công trong đại nghiệp lập ra nhà Hán của Lưu Bang. Đây chính là điều mà doanh nhân thời hiện đại có thể học hỏi, rút ra những kinh nghiệm có ích trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Suy cho cùng, vấn đề cốt lõi trong vận hành doanh nghiệp của người lãnh đạo là công tác quản lý, trong đó quan trọng nhất là quản lý nguồn nhân lực.

Biệt tài dùng người của Hán Cao Tổ - Lưu Bang


Thời đại Interrnet ngày nay, ứng dụng kinh doanh doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng quy trình cho các phòng ban bộ phận giúp tối ưu năng suất làm việc, đạt hiệu quả cao. 

Tất cả các công việc với thời công nghệ 4.0 thì mọi công việc trong tất cả các bộ phận của 1 doanh nghiệp đều được đánh giá theo KPI ("Key Performance Indicator" là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một bộ phận trong một công ty hoặc sự vận hành của cả công ty).
Sau đây thì Hoang Hiep Dong xin chia sẻ với các bạn bộ KPI Marketing mà mình đã đúc kết, bài viết mang tính tham khảo, hy vọng giúp ích cho các bạn cùng làm lĩnh vực giống mình.



A. KPI quảng cáo

Chi phí quảng cáo trên 1000 khán giả mục tiêu:
Bạn nên tính chi phí quảng cáo này cho từng kênh khác nhau để xác định hiệu quả của từng kênh.
Bạn có thể tính trung bình cho tất cả các kênh và so sánh với đối thủ cạnh tranh để so sánh hiệu quả.
Mức độ biết đến sản phẩm: được đo lường trước và sau quảng cáo
Tỷ lệ = số người nhận ra sản phẩm của bạn/tổng số người thu thập.
Tỷ lệ này được đo lường trước và sau khi quảng cáo.
Tỷ lệ phần trăm những người nhận lại (nhớ có trợ giúp), nhớ lại (nhớ không cần trợ giúp)những chi tiết trong thông điệp quảng cáo 
Đánh giá của khách hàng về các thông điệp quảng cáo (tính gây ấn tượng, khả năng tạo niềm tin) 
Mức độ ưa thích của khách hàng đối với thông điệp và chương trình quảng cáo
Số lượng người hỏi mua sản phẩm được quảng cáo sau chương trình quảng cáo
Doanh thu của sản phẩm được quảng cáo: được đo lường trước và sau chương trình quảng cáo.
Bạn cần đo lường toàn bộ công ty và nhiều kênh bán hàng khác nhau.
Bạn có thể dùng phương pháp cắt các thông điệp quảng cáo khi đến mua hàng giảm giá để đo lường hiệu quả của từng kênh.

Một cách theo dõi và đo lường rất thực tế, hiệu quả mà bạn đừng bỏ qua là hỏi các khách hàng, họ biết về công việc kinh doanh của bạn từ nguồn thông tin nào.


B. KPI hoạt động khuyến mãi

Tỷ lệ doanh số thời gian khuyến mãi và trước khi khuyến mãi. Nếu số lượng khuyến mãi thấp chứng tỏ sản phẩm của bạn không hấp dẫn hoặc là hoạt động truyền thông chưa được tốt.

Tỷ lệ doanh thu sau khuyến mãi và trước khuyến mãi. Sau thời gian khuyến mại thường là doanh thu giảm xuống, do khách hàng chưa dùng hết sản phẩm. Do vậy tỷ lệ doanh thu thấp hơn so với trước khuyến mãi cùng không làm bạn lo lắng.

Tỷ lệ doanh thu sau khuyến mãi (một thời gian dài) / trước khi khuyến mãi. Nếu tỷ lệ này thấp hơn so với trước khi khuyến mãi chứng tỏ hiệu quả khuyến mãi của bạn chưa tốt.

Tỷ số chi phí khuyến mại (giải thưởng, quảng cáo cho khuyến mại, quản lý khuyến mại) trên doanh thu .


C. KPI hoạt động quan hệ công chúng



1. Hiệu quả bài PR, thông cáo báo chí:
Chỉ số này phản ánh các đơn vị truyền thông đã đăng tải nội dung thông điệp có hiệu quả hay không?
Mỗi bài pr bạn liệt kê ra các ý quan trọng mà bạn muốn truyền thông và cho điểm trọng số vị trí quan trọng của ý đó. Tổng trọng số là 10.
Bạn đánh giá xem báo nào đã đăng tải đúng bao nhiêu ý, ví dụ 3 ý thì bạn cộng các điểm lại.
Tiếp đó bạn đánh giá nội dung thuyết phục của bài đó. Thang điểm là 10.
Điểm trung bình hiệu quả của báo đó = (điểm nội dung + điểm thuyết phục)/2.
Bạn đánh giá trọng số mức độ quan trọng của tất cả các tờ báo mà bạn tham gia, tổng trọng số là 10.
Nhân trọng số với điểm hiệu quả và cộng tất cả lại / 100.


2. Thăm dò dư luận

Mục đích là tiến hành thăm dò sự hiểu biết đúng đắn khách mời và các đại lý, nhà phân phối đã đọc thông cáo báo chí trên báo. 
Việc tìm hiểu chia nên chia làm 2-3 kỳ, lý do là chương trình Pr có tác động lâu dài, số liệu thu nhập chỉ mang tính tạm thời.


3. Mức độ biết đến doanh nghiệp thông qua những chương trình quan hệ công chúng đã làm .

Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường


4. Mức độ biết đến sản phẩm thông qua những chương trình quan hệ công chúng đã làm 

Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường


5. Nhận thức của khách hàng và công chúng về hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp

Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường


6. Phản hồi ý kiến của đối tượng

Các đối tượng có thể viết bài nói về cảm nghĩ gởi đến báo chí
Lượng người gọi ĐT đến công ty nhằm biết thêm thông tin
Lượng khách hàng phàn nàn về thông tin công ty


D. KPI internet marketing


1. Tỷ lệ người truy nhập mới: 
Tỷ lệ này bằng số người truy cập mới / tổng số người truy cập.
Bằng cách đánh giá riêng tỷ lệ hoán chuyển người truy nhập mới, bạn mới có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu lực của những công cụ tìm kiếm hay các chiến dịch quảng cáo của công ty.

2. Tỷ lệ quay lại của người truy nhập cũ: 
Bằng cách theo dõi tỷ lệ này, bạn có thể biết website của bạn có được nhiều khách hàng quan tâm hay không, từ đó có chiến lược đối với nội dung website site.

3. Số trang xem/ truy nhập: 
Tỷ lệ này phản ánh sự hấp dẫn của website đối với người xem. 
Việc tăng tỷ lệ trang xem/ truy nhập chỉ ra nội dung của bạn đang được người đọc quan tâm bằng việc người xem dành thời gian để xem các trang. Tuy nhiên một tỷ lệ cao cũng có thể là do quy trình thanh toán và xem sản phẩm phức tạp quá mức cần thiết.

4. Số hàng/ đặt hàng: 
Bạn nên có một công cụ theo dõi bao nhiêu hàng được xem trên một lần đặt hàng. Điều này giúp bạn tìm hiểu được hành vi của người mua hàng để từ đó đưa ra chiến lược marketing và bán hàng phù hợp hơn.

5. Giá trị đặt hàng trung bình: 
Tuỳ theo từng lĩnh vực kinh doanh mà giá trị đặt hàng trung bình sẽ khác nhau, chính vì vậy mục tiêu về giá trị trung bình của bạn cũng khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn đo lường giá trị này thường xuyên, bạn sẽ có thông số giữa các năm, điều này hỗ trợ cho marketing rất nhiều.

6. Tỷ lệ bỏ website ngay khi truy nhập: 
Sự kiện này xảy ra khi một người truy câp một trang trên website của ban và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ website và không quay trở lại. 
Tỷ lệ bỏ website cao có thể do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời gian tải chậm, nội dung không phù hợp với người truy nhập, thiết kế giao diện không cuốn hút, thông tin phản cảm, ... 
Bạn nên theo dõi liên tục tỷ lệ bỏ website này trong các trang website quan trọng bao gồm trang chủ và những trang có SEO hoặc PPC.

7. Thời gian tải trang website: 
Thời gian tải trang website chậm có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ bỏ website ngay khi truy nhập cao. 
Bạn nên kiểm tra thời gian tải trang website với nhiều tốc độ kết nối hoặc với các công cụ kiểm tra trực tuyến.

8. Nguồn truy nhập vào website của bạn: 
Với công cụ Google Analytics cho phép bạn theo dõi nguồn truy nhập theo 3 danh mục: Truy nhập trực tiếp (bằng cách gõ trực tiếp URL website của bạn), Truy nhập từ kết quả tìm kiếm (kết quả trả về bao gồm cả SEO và PPC), cuối cùng là từ các site tham chiếu (từ bất cứ website nào liên kết đến website của bạn). 
Tuỳ theo mỗi site mà tỷ lệ truy nhập có khác nhau, tuy nhiên nếu số lượng người truy nhập trực tiếp tăng lên, điều này đồng nghĩa với thương hiệu của bạn đang được nhiều người quan tâm.

9. Số lượng đặt hàng trên mỗi khách hàng trong một năm: 
Con số này cho bạn biết một người khách hàng đặt hàng bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian. Đây là một công cụ tốt cho phép bạn xác định bạn nên chi bao nhiêu tiền cho marketing hoặc làm marketing lại.

10. Tỷ lệ huỷ bỏ thanh toán/giỏ hàng: 
Bạn nên đo lường tỷ lệ phần trăm số khách hàng rời bỏ thanh toán/ giỏ hàng trong từng bước thanh toán. 
Chẳng hạn: bao nhiêu phần trăm khách hàng rời bỏ sau khi đưa sản phẩm vào giỏ hàng? Sau khi nhập thông tin hoá đơn, vận chuyển? 
Sau khi nhập thông tin thẻ tín dụng? Tỷ lệ rời bỏ quá cao là dấu hiệu của quy trình thanh toán không tốt.

11. Số lượng bỏ website ngay khi truy nhập/ Số lượng truy nhập trang chủ
12. Số lượng bỏ trang một sản phẩm ngay khi truy nhập/ Số lượng truy nhập trang sản phẩm đó
13. Số lượng bỏ trang sản phẩm ngay khi truy nhập (người mới)/ Số lượng người mới
14. Số lượng bỏ trang sản phẩm ngay khi truy nhập (người cũ)/ Số lượng người cũ

Xem thêm
- Download QUY TRÌNH CÁC PHÒNG BAN CÔNG TY 
- Giải pháp tăng năng suất làm việc tại link 
- Kỹ năng quản lý theo quá trình tại link
- Kỹ năng quản lý theo mục tiêu tại link

- Các câu chuyện ngụ ngôn và bài học đáng giá link tải
- Hướng dẫn lên kế hoạch công việc tải link
- Cách tính lương Gross sang Net link tại đây

Bộ KPI dành cho người làm Marketing